I. KIỂM ĐỊNH

1  Điều kiện kiểm định

Khi tiến hành kiểm định, phải đảm bảo các điều kiện môi trường sau:

  • Nhiệt độ: (25 ± 3) oC;
  • Độ ẩm không khí: đến 90 %RH;
  • Áp suất khí quyển: (860 ¸ 1060) hPa;
  • Có hệ thống thoát khí;
  • Không có các loại hơi, các loại khí có khả năng ăn mòn cũng như các chất dễ gây cháy, nổ.

2  Chuẩn bị kiểm định

Trước khi tiến hành kiểm định phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau đây:

  • Đối với trường hợp tiến hành theo phương pháp khí khô:

+ Chọn khí “không” và khí chuẩn theo mục 4;

+ Đặt bình khí “không” và khí chuẩn trong phòng kiểm định ít nhất 6 h đối với bình có dung tích nhỏ hơn 40 L và ít nhất 16 h đối với bình có dung tích từ 40 L trở lên.

  • Đối với trường hợp tiến hành theo phương pháp khí ướt:

+ Chọn dung dịch trắng “blank” và dung dịch chuẩn C2H5OH theo mục 4;

+ Đổ dung dịch trắng “blank” và dung dịch chuẩn C2H5OH vào hệ thống chuẩn khí ướt

+ Làm ấm dung dịch chuẩn dùng để kiểm định và đợi đến khi nhiệt độ  dung  dịch chuẩn ổn định tại (34 ± 0,1) °C, sau đó tiến hành kiểm định.

  • Trước khi tiến hành kiểm định, phương tiện đo hàm lượng cồn trong hơi thở phải

được đặt trong phòng kiểm định ít nhất 4 h.

3  Tiến hành kiểm định

3.1  Kiểm tra bên ngoài

Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau:

Kiểm tra bằng mắt để xác định sự phù hợp của phương tiện đo hàm lượng cồn trong hơi thở với các yêu cầu quy định trong tài liệu kỹ thuật về hình dáng, kích thước, hiển thị, nguồn điện sử dụng, nhãn hiệu và phụ kiện kèm theo.

3.2  Kiểm tra kỹ thuật

Kiểm tra trạng thái hoạt động bình thường của phương tiện đo hàm lượng cồn trong    hơi thở theo tài liệu kỹ thuật.

3.3  Kiểm tra đo lường

Phương tiện đo hàm lượng cồn trong hơi thở được kiểm tra đo lường theo trình tự nội dung và yêu cầu sau đây:

  • Kiểm tra điểm “0”
  • Dùng phương tiện cần kiểm định đo 3 lần liên tiếp khí “không” với trường hợp   tiến hành theo phương pháp khí  khô  hoặc dung dịch trắng với trường hợp tiến hành theo phương pháp khí ướt. Ghi kết quả vào biên bản kiểm định ở phụ lục.
  • Sai số tuyệt đối cho phép: ± 0,005 mg/L hoặc ± 0,002 %BAC
  • Kiểm tra sai số
  • Sai số của phương tiện đo phải được xác định riêng rẽ với ít nhất 2 giá trị hàm lượng khí chuẩn như trong bảng 3 (đối với trường hợp sử dụng khí khô) hoặc 2 giá trị hàm lượng dung dịch chuẩn như trong bảng 4 (đối với trường hợp sử  dụng   khí ướt).
  • Dùng phương tiện cần kiểm định đo 3 lần liên tiếp. Ghi kết quả đo được vào biên bản ở phụ lục.
  • Kiểm tra độ lặp lại.
  • Chọn một giá trị hàm lượng khí chuẩn nêu trong bảng 3 (đối với trường hợp sử dụng khí khô) hoặc một giá trị dung dịch chuẩn như trong bảng 4  (đối với trường  hợp sử dụng khí ướt) để tiến hành kiểm tra độ ổn định theo thời
  • Dùng phương tiện cần kiểm định đo 5 lần liên tiếp hàm lượng khí chuẩn đã chọn.  Ghi kết quả vào biên bản kiểm định ở phụ lục.

4  Xử lý chung

  • Phương tiện đo hàm lượng cồn trong hơi thở sau khi kiểm định nếu đạt các yêu cầu quy định theo quy trình kiểm định này được được cấp chứng chỉ kiểm định (tem kiểm định, dấu kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định …) theo quy định.
  • Nếu phương tiện đo hàm lượng cồn trong hơi thở sau khi kiểm định nếu không đạt một trong các yêu cầu quy định của quy trình kiểm định này thì không cấp chứng chỉ kiểm định mới và xóa dấu kiểm định cũ (nếu có).
  • Chu kỳ kiểm định phương tiện đo hàm lượng cồn trong hơi thở là: 01 năm

 

=====================================================================================================================

II. HIỆU CHUẨN

Theo Luật đo lường 2011, hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo và giá trị đo của đại lượng cần đo. Trong đó chuẩn đo lường, phương tiện đo và phép đo được xác định như sau:

  • Chuẩn đo lường là phương tiện kỹ thuật để thể hiện, duy trì đơn vị đo của đại lượng đo và được dùng làm chuẩn để so sánh với phương tiện đo hoặc chuẩn đo lường khác.
  • Phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo.
  • Phép đo là tập hợp những thao tác để xác định giá trị đo của đại lượng cần đo

Hiệu chuẩn máy đo nồng độ cồn là quá trình kiểm tra và điều chỉnh cảm biến bên trong máy để đảm bảo chúng hiển thị số đọc một cách chính xác. Quá trình hiệu chuẩn đảm bảo rằng cảm biến ở trong tình trạng hoạt động tốt. Từ đó, kết quả kiểm tra nồng độ cồn sẽ chính xác và quan trọng, độ chính xác ấy sẽ nhất quán. Việc hiệu chuẩn cũng đảm bảo rằng tất cả các thành phần của máy đo nồng độ cồn đều hoạt động bình thường. Chúng ko có bất cứ một hư hại hay hỏng hóc nào. Điều này còn chứng tỏ rằng thiết bị được bảo dưỡng tốt, kéo dài tuổi thọ tổng thể của máy đo nồng độ cồn.

Theo quy định của Nhà nước, việc hiệu chuẩn hoàn toàn không bắt buộc. Cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể thực hiện hoặc không thực hiện. Thế nhưng, họ cần đảm bảo độ chính xác của thiết bị.

QUY TRÌNH HIỆU CHUẨN MÁY ĐO NỒNG ĐỘ CỒN

  1. Điều kiện Hiệu chuẩn máy đo nồng độ cồn

Khi tiến hành hiệu chuẩn máy đo nồng độ cồn, phải đảm bảo các điều kiện môi trường sau:

  • Nhiệt độ: (25±3)oC;
  • Độ ẩm không khí: Đến 90%RH;
  • Áp suất khí quyển: (860+ 1060) hPa;
  • Có hệ thống thoát khí;
  • Không có các loại hơi, các loại khí có khả năng ăn mòn cũng như các chất dễ gây cháy, nổ.
  1. Chuẩn bị hiệu chuẩn máy đo nồng độ cồn

Trước khi tiến hành hiệu chuẩn máy đo nồng độ cồn phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau đây:

  • Đối với trường hợp tiến hành theo phương pháp khí khô:

+ Chọn khí “không” và khí chuẩn theo mục 4;

+ Đặt bình khí “không” và khí chuẩn trong phòng hiệu chuẩn ít nhất 6 giờ đối với bình có dung tích nhỏ hơn 40L và ít nhất 16h đối với bình có dung tích từ 40L trở lên.

  • Đối với trường hợp tiến hành theo phương pháp khí ướt:

+ Chọn dung dịch trắng “blank” và dung dịch chuẩn C2H5OH theo mục 4;

+ Đổ dung dịch trắng “blank” và dung dịch chuẩn C2H5OH vào hệ thống chuẩn khí ướt;

+ Làm ẩm dung dịch chuẩn dùng để hiệu chuẩn và đợi đến khi nhiệt độ dung dịch chuẩn ổn định tại (34±0.1)oC, sau đó tiến hành hiệu chuẩn.

Trước khi tiến hành hiệu chuẩn, phương tiện đo hàm lượng cồn trong hơi thở phải được đặt trong phòng hiệu chuẩn ít nhất 4 giờ.

  1. Tiến hành hiệu chuẩn máy đo nồng độ cồn

Bước 1: Kiểm tra bên ngoài

Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau:

Kiểm tra bằng mắt để xác định sự phù hợp của phương tiện đo hàm lượng cồn trong hơi thở với các yêu cầu quy định trong tài liệu kỹ thuật về hình dáng, kích thước, nguồn điện sử dụng, nhãn hiệu và phụ kiện kèm theo.

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật

Kiểm tra trạng thái hoạt động bình thường của phương tiện đo hàm lượng cồn trong hơi thở theo tài liệu kỹ thuật.

Bước 3: Kiểm tra đo lường

Phương tiện đo hàm lượng cồn trong hơi thở được kiểm tra đo lường theo trình tự nội dung và yêu cầu sau đây:

  • Kiểm tra điểm “0”
  • Kiểm tra sai số
  • Kiểm tra độ lặp lại
  1. Xử lý kết quả hiệu chuẩn

  • Xử lý khi máy đo nồng độ cồn đáp ứng yêu cầu

Máy đo nồng độ cồn được coi là đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn đo lường theo quy định của Pháp luật cần phải đáp ứng được tỉ lệ sai số so với thông số chuẩn.

Tiêu chuẩn cho phép sai số 0,020 mg/L hoặc 0,004% BAC với kiểm định ban đầu

Hoặc 0,032 mg/L hoặc 0,006% BAC với kiểm định định kỳ

  • Xử lý khi máy đo nông độ cồn không đáp ứng được các yêu cầu

Không phải máy đo nồng độ cồn nào khi hiệu chuẩn cũng đưa ra được kết quả tốt như mong muốn. Trong trường hợp khi hiệu chuẩn, thiết bị không đáp ứng một trong các yêu cầu quy định của quy trình hiệu chuẩn thì chứng chỉ hiệu chuẩn mới sẽ không được cấp. Và tất cả các dấu, chứng chỉ hiệu chuẩn cũ cũng sẽ bị xóa (nếu có).

LƯU Ý: Chu kỳ hiệu chuẩn phương tiện đo hàm lượng cồn trong hơi thở là 01 năm