Phễu thổi nồng độ cồn – giải pháp tiết kiệm chi phí khi CSGT kiểm tra nồng độ cồn

Lượt xem 122 Views

Phễu thổi nồng độ cồn được biết đến là 1 trong 2 phụ kiện cực kỳ cần thiết mỗi khi CSGT kiểm tra nồng độ cồn. Nhưng một thời gian dài gần đây, do tình hình dịch covid trở nên căng thẳng nên đã tạm ngưng kiểm tra nồng độ cồn bằng hình thức này. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những lợi ích mà thiết bị này mang lại. Nhất là về việc giảm thiểu chi phí, đồng thời giảm lượng rác thải nhựa ra môi trường.

Tìm hiểu phễu thổi nồng độ cồn là gì?

Sử dụng phễu thổi với máy đo nồng độ cồn

Phễu thổi nồng độ cồn hay có tên gọi khác là cốc lấy mẫu thụ động. Cũng là bộ phận để tiếp nhận hơi thở của người được kiểm tra đi vào máy đo nồng độ cồn, tương tự như ống thổi nồng độ cồn.

máy đo nồng độ cồn

Thế nhưng, khi lắp vào máy thì chế độ đo sẽ được chuyển sang đo thụ động. Điều đó đồng nghĩa với việc kết quả trả về sẽ báo hiệu có nồng độ cồn trong hơi thở hay không. Chứ không đưa ra con số cụ thể như khi kiểm tra bằng ống thổi.

Phụ kiện này phù hợp với các tình huống kiểm tra nhanh, cần kiểm tra số lượng người lớn hoặc sử dụng thông thường trong tuần tra giao thông. Và xét về lợi ích, có nhiều ưu điểm nổi trội hơn đo nồng độ cồn trong hơi thở bằng phương pháp khác.

5 lợi ích khi sử dụng phễu thổi nồng độ cồn

Một thời gian dài, để đảm bảo an toàn phòng dịch thì lực lượng CSGT đã không sử dụng phễu thổi nữa mà thay bằng ống thổi mỗi khi kiểm tra nồng độ cồn. Điều này làm một số người nghi ngại về lợi ích thực sự của sản phẩm này. Nhưng đó là do bạn chưa tìm hiểu kỹ về 5 tác dụng lớn lao mà chiếc phễu nhỏ bé này mang lại.

Dùng phễu thổi nồng độ cồn có nhiều lợi ích

Giảm thời gian kiểm tra nồng độ cồn xuống

Do phễu có thể sử dụng cho nhiều người khác nhau, nên thời gian kiểm tra hơi thở chắc chắn sẽ giảm đi đáng kể. Các bước dùng với ống như loại bỏ ống cũ, thay thế ống mới, kích hoạt lượt đo mới đều được thay thế với một thao tác duy nhất là vệ sinh bề mặt phễu. Bởi vậy, thời gian cho công tác chuẩn bị sẽ giảm đi ít nhiều.

Một đặc điểm nữa là với chế độ đo chủ động – đo bằng ống thổi thì trung bình 30 giây – 1 phút mới có kết quả con số nồng độ cồn chính xác. Trong khi đo bằng phễu thổi nồng độ cồn chỉ 10 – 20 giây là có kết quả không/có. Sau đó gần như ngay lập tức sẵn sàng cho lượt đo tiếp theo.

Điều đó đồng nghĩa là thời gian máy chạy khi dùng phễu sẽ ngắn hơn khi dùng ống. Tránh được cảnh ách tắc giao thông mỗi khi có chốt chặn kiểm tra, xử phạt hành chính lỗi nồng độ cồn.

Giảm lượng rác thải nhựa ra môi trường

Thay thế ống thổi, giảm rác thải nhựa

Ống thổi nồng độ cồn thì tính vệ sinh được đánh giá cao hơn, khi mỗi người dùng một ống, xong lượt đo sẽ bỏ và thay sản phẩm mới. Thế nhưng, mỗi một giờ đồng hồ làm việc như vậy, lượt rác thải nhựa đưa ra môi trường sẽ lên đến cả vài trăm cái ống thổi nồng độ cồn/máy đo. Nhựa tạo thành ống đều là dòng khó tiêu hủy, không có giải pháp xử lý nào hiệu quả.

Về điểm này thì chắc chắn phễu thổi nồng độ cồn thể hiện sự ưu việt hơn khi có thể dùng chung cho nhiều lượt kiểm tra, mỗi lượt chỉ cần vệ sinh bề mặt là được. Chưa có quy định cụ thể là 1 phễu được phép dùng chung cho bao nhiêu người nên người điều khiển máy đo tự căn cứ tình hình thực tế mà quyết định.

Giúp máy vận hành đúng chức năng

Hấu hết các máy đo nồng độ cồn của CSGT đang sử dụng bây giờ đều có chung nguyên lý vận hành. Song song 2 chế độ đo chủ động và bị động, thiếu 1 trong 2 thì đều không bao quát trong quá trình kiểm tra.

Thông thường khi dừng xe đối tượng, CSGT làm nhiệm vụ sẽ yêu cầu thổi qua phễu lấy mẫu, xác định xem hơi thở có cồn hay không. Nếu kết quả trả về không, bài kiểm tra được thông qua. Còn nếu kết quả trả về có, ống thổi sẽ được lắp vào, đo xem con số nồng độ cụ thể là bao nhiêu. Dựa vào đó mà tiến hành lập biên bản, xử phạt theo đúng Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt nồng độ cồn khi tham gia giao thông.

Thế nên, nếu thiếu đi cốc lấy mẫu thụ động thì chắc chắn máy sẽ không được kích hoạt đầy đủ, thiếu sót chức năng cực kỳ quan trọng.

Sử dụng an toàn, không gây khó chịu

An toàn với sức khỏe người dùng

Trên thực tế là nguy cơ lây lan bệnh đường hô hấp khi sử dụng phễu của máy đo nồng độ cồn chưa được chứng minh hay có căn cứ cụ thể. Các dòng máy hiện đại như Alcolizer, Prodigy, Alcotest… đã có cơ chế chống đọng lại khí thừa hay hơi ẩm bên trong kể cả khi sử dụng phễu hay ống. Đây cũng là một trong những cơ chế quan trọng giúp giữ tuổi thọ và độ chính xác khi vận hành máy.

Vật liệu tạo thành phễu cũng là chất liệu nhựa an toàn sức khỏe người dùng, dễ dàng vệ sinh, làm sạch bề mặt.

Dễ dàng thao tác vận hành hơn

Dùng phễu thì chỉ cần thổi một lượng khí nhất định vào, máy sẽ tự động cảm biến và cho ra kết quả cuối cùng. Một số dòng máy chỉ cần lắp cốc lấy mẫu là kích hoạt chế độ kiểm tra thụ động.

Công nghệ hiện đại còn cho phép không cần thổi mà chỉ cần nói chuyện gần phễu đo nồng độ cồn là được. Điều này thuận tiện cho CSGT và người tham gia giao thông, ít gặp trường hợp máy lỗi, đo kết quả sai lệch.

Top 5+ phễu thổi nồng độ cồn thông dụng

Sử dụng phễu nào thường do thương hiệu của máy quyết định, nhưng bạn vẫn nên tham khảo top 5 phễu thổi nồng độ cồn hay xuất hiện nhất. Tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo của từng hãng sẽ giúp bạn dễ phân loại cũng như hiểu biết cách sử dụng chính xác.

#1. Phễu thổi nồng độ cồn Prodigy Andatech

Với một thiết kế không thể đơn giản hơn, phễu thổi nồng độ cồn Prodigy Andatech là hình mẫu đặc trưng của phụ kiện này. Được tạo thành từ nhựa cứng, màu trắng trong, thuận tiện sử dụng và vệ sinh.

Phần tiếp nhận hơi thở là miệng tròn, kích thước rộng. Hơi thở được dẫn vào máy và tiếp xúc với cảm biến nồng độ qua chiếc lỗ ở đáy. Lượng khí thừa được đẩy ra ngoài nhờ vào chiếc lỗ lớn hơn ở cạnh của phễu.

Do mang thiết kế cơ bản nên thương hiệu phễu này có thể sử dụng trên rất nhiều dòng máy hãng Andatech Prodigy như model S,  Prodigy 2, 3 hoặc 2S. Mỗi chiếc phễu được đóng bọc trong vỏ bao bì riêng, khi sử dụng mới bóc và lắp trên máy.

Thường thì mỗi một cốc lấy mẫu thụ động như vậy sử dụng chung cho từ 7 – 10 người ở điều kiện kiểm tra bình thường.

#2. Phễu thổi máy đo nồng độ cồn Alcolizer

Cũng là phễu của máy đo, nhưng thương hiệu Alcolizer đã mang đến một thiết kế hoàn toàn khác biệt. Với chiếc phễu hình nón cụt, phân tầng rõ ràng để đảm bảo chức năng thoát khí thừa mỗi khi đo.

Chất liệu tạo thành phễu lấy mẫu này là nhựa ABS cứng cáp, màu cam đặc trưng. Cấu tạo có 2 vành để đảm bảo luồng khí thừa thoát ra môi trường xung quanh chứ không phả ngược lại vào mặt người thổi. Đa phần người dùng đều cảm thấy thích thú với công nghệ mới này của hãng.

Nhờ vào những đặc trưng như vậy, nên cốc lấy mẫu thiết kế này xứng đáng trở thành sản phẩm phễu có chất lượng tốt nhất.

#3. Phễu gom mẫu máy Dräger Alcotest 5000

Lại là một thiết kế lạ, không giống các dáng phễu phổ thông, phễu gom mẫu của máy đo nồng độ cồn Dräger Alcotest ứng dụng công nghệ mang tên “Hygienic-Flow”. Tạm dịch là dòng chảy hợp vệ sinh.

Thiết kế này giúp cho người thổi không phải tiếp xúc trực tiếp, hay ngậm miệng vào vị trí thổi trên máy. Đơn giản chỉ là nói hoặc thở mạnh trước phễu, một lượng khí nhất định sẽ được thu thập lại và trả về có cồn trong hơi thở hay không. Sau khi đo xong cũng không phải tháo lắp ống ngậm mới.

Phễu Dräger Alcotest có hình dáng gần như hình hộp chữ nhật, lắp khớp hoàn toàn với phần đỉnh của máy đo. 4 phía xung quanh đều có những khe thoáng, nên hơi thở thừa được điều hướng, thoát ra môi trường xung quanh chứ không bám trên máy hay bay đến vị trí người cầm máy.

#4. Phễu thổi nồng độ cồn Lifeloc

Được thiết kế thích hợp dùng với các dòng máy kiểm tra nồng độ cồn của hãng Lifeloc, dòng S. Phễu này có hình dáng giống hệt một chiếc phễu nho nhỏ. Màu đen đặc trưng và chắc chắn không thể nhầm lẫn với các thương hiệu khác.

Được tạo thành từ chất liệu nhựa cứng, bề mặt trơn nhẵn nên phễu Lifeloc dễ vệ sinh, khó bị ăn mòn và không gây mùi khó chịu khi sử dụng. Cách dùng thường thấy của sản phẩm này là khi chế độ đo thụ động của máy được kích hoạt.

#5. Cốc lấy mẫu thụ động Alco-Sensor FST

Một trong những chiếc phễu của máy đo nồng độ có thiết kế dạng mềm vô cùng đặc biệt. Cốc lấy mẫu thụ động  Alco-Sensor FST mang màu xanh lam khác lạ so với những dòng phễu phía trên.

Tuy mềm nhưng hiệu quả khi sử dụng của cốc lấy mẫu thụ động FST® Alco-Sensor được đánh giá cao. Đây là cốc lấy mẫu thụ động mềm Alco-Sensor FST có thể tái sử dụng. Nó được thiết kế để kiểm tra lặp lại nhanh chóng với số lượng lớn các đối tượng. Cốc hướng hơi thổi vào thiết bị cho phép phát hiện sự hiện diện của rượu.

Và cốc thụ động này cũng được sử dụng với thiết bị dòng VXL của Alco-Sensor.

Điều cần lưu ý khi dùng cốc lấy mẫu thụ động

Trên thực tế, sử dụng cốc lấy mẫu thụ động không quá mất vệ sinh như mọi người tưởng tượng, lại thuận tiện hơn nhiều lần về mặt thao tác và thời gian. Miễn là trong quá trình sử dụng có để tâm đến các điều sau:

  • Đảm bảo vệ sinh với cồn sát khuẩn bề mặt sau khi kết thúc các ca làm việc
  • Khi có giọt bắn hay hơi nước đọng lại nhiều, tốt nhất nên thay thế sang phễu thổi nồng độ cồn mới
  • Trong quá trình thay thế, chỉ được cầm ở bên ngoài vỏ nilon của phễu, lớp vỏ chỉ được loại bỏ hoàn toàn khi phễu khớp vào máy.
  • Khuyến khích sử dụng chế độ đo mẫu thụ động để có kết quả CSGT kiểm tra nồng độ cồn nhanh chóng, phục vụ mục đích sàng lọc
  • Nên sử dụng phễu thổi của thương hiệu máy đo, điều này đảm bảo phễu lắp đúng vị trí mà lại yên tâm hơn về kết quả

Lưu ý cuối cùng mà lại quan trọng nhất là về lựa chọn nhà phân phối, nơi cung cấp phễu thổi nồng độ cồn chất lượng, đa dạng hãng khác nhau.

Kim Hưng – công ty chuyên thiết bị y tế, an ninh – sẵn sàng mang đến quý khách không chỉ phễu thổi nồng độ cồn mà còn là ống thổi hay máy đo nồng độ cồn chất lượng, giá tốt. Chúng tôi có đầy đủ các mặt hàng, thương hiệu nổi tiếng khác nhau. Chỉ cần khách có yêu cầu, Kim Hưng sẵn sàng tư vấn và cung cấp hoàn thiện:

  • Hotline/ zalo: 0963.889.249
  • Website: https://kimhung.vn/
  • Email: kimhung.sales@gmail.com