các lỗi vi phạm nồng độ cồn – cập nhật 2022

Lỗi vi phạm nồng độ cồn – 2022

Mọi người đã không còn xa lạ đối với câu khẩu hiệu “Đã uống rượu, bia thì không lái xe”. Vậy nếu một người điều khiển xe sau khi đã uống rượu, bia sẽ bị xử lý như thế nào? Qua bài viết dưới đây, Kim Hưng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể về lỗi vi phạm nồng độ cồn dựa trên các quy định pháp luật mới nhất.

test ma túy 4 chân  | ống thổi cồn | ma túy tồn tại trong máu bao lâu | que thử ma túy lên 2 vạch

Một số điều cần biết về lỗi vi phạm nồng độ cồn

lỗi vi phạm nồng độ cồn

Lỗi vi phạm nồng độ cồn

Lỗi vi phạm nồng độ cồn có thể được hiểu là việc người điều khiển xe tham gia giao thông mà trong máu hay hơi thở có chứa nồng độ cồn vượt quá mức cho phép. Vì thế, để có thể hiểu rõ lỗi vi phạm này, trước tiên ta cần tìm hiểu nồng độ cồn là gì?

Nồng độ cồn là gì

Căn cứ theo khoản 4 Điều 2 của Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định:

Độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm (tên khoa học là ethanol có công thức hóa học là C2H5OH) có trong rượu, bia. Độ cồn được tính theo phần trăm thể tích, cụ thể được tính bằng mililit (ml) ethanol nguyên chất có trong 100ml dung dịch ở nhiệt độ 20°C.

lỗi vi phạm nồng độ cồn là gì
nồng độ cồn là gì

Ví dụ: Nồng độ cồn của rượu gạo là 30%, nghĩa là trong 100 ml rượu gạo có chứa 30 ml ethanol (ở 20°C).

Đối với xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, nồng độ cồn là chỉ số để xác định phần trăm hàm lượng cồn chứa trong máu hoặc hơi thở của một người. Cảnh sát giao thông sẽ dựa trên chỉ số này làm cơ sở để xử lý vi phạm về nồng độ cồn.

Độ cồn là gì

Cách xác định lỗi nồng độ cồn

Dù uống cùng một lượng rượu, bia như nhau nhưng nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở của mỗi người có thể khác nhau, nó còn tùy thuộc vào giới tính, cân nặng,… của mỗi người. Nội dung dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cách xác định lỗi vi phạm nồng độ cồn trong máu và trong hơi thở.

Xác định lỗi vi phạm nồng độ cồn trong máu

Các lỗi vi phạm nồng độ cồn trong máu được xác định thông qua công thức tính sau:

Nồng độ cồn trong máu : C = 1,056 x A : (10W x R)

Trong đó:

  • A là số đơn vị cồn nguyên chất được uống, được tính bằng công thức sau:

A = 0,79V x c : 100

Trong đó: V là thể tích rượu, bia (ml), c là độ cồn của rượu bia (tính theo % hoặc độ).

  • W là cân nặng của người uống;
  • R là hằng số hấp thụ rượu (đối với nam R=0,7 và đối với nữ R=0,6).

Ví dụ:

Một nam thanh niên nặng 60 kg uống 500 ml rượu (độ cồn 5%), như vậy đơn vị cồn nguyên chất người này uống là A = 0,79 x 500 x 5 : 100 = 19,75 (đvc). Do đó, nồng độ cồn trong máu của người này là:

C = 1,056 x 19,75 : (10 x 60 x 0,7) = 0,04966 (g/100ml) = 49,66 (mg/100ml)

Con số cho chúng ta biết trong cơ thể nam thanh niên thì cứ 100 ml máu sẽ chứa 49.66 mg (hay 0.04966 g) cồn.

Từ công thức trên có thể thấy một điều thú vị, đó là: nồng độ cồn trong máu hay hơi thở của nam giới thường thấp hơn so với nữ giới dù họ nạp cùng một lượng rượu, bia hoàn toàn như nhau.

Xác định lỗi vi phạm nồng độ cồn trong hơi thở  

Lỗi vi phạm nồng độ cồn trong hơi thở được xác định thông qua công thước dưới đây:

Nồng độ cồn trong hơi thở: B = C : 210 (đơn vị: mg/1 lít khí thở)

Trong đó: C là nồng độ cồn trong máu (đơn vị: mg/100 ml máu).

Ví dụ:

Lấy lại trường hợp bên trên, nam thanh niên có nồng độ cồn trong máu là C = 49,66 (mg/100ml). Vậy, nồng độ cồn trong hơi thở của người này là B = 49,66 : 210 = 0,27 (mg/1 lít khí thở).

Thông thường, cảnh sát giao thông sử dụng các máy đo nồng độ cồn đối với người lái xe để xác định nồng độ cồn có trong hơi thở của người này. Bởi vì máy đo sẽ cho ra kết quả chuẩn xác và nhanh chóng. Sau đó, cảnh sát giao thông sẽ dựa trên kết quả đo được để đưa ra quyết định có xử phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn hay không.



Mức phạt vi phạm nồng độ cồn hiện nay

Dựa trên quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, các mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại xe mà người vi phạm điều khiển. Dưới đây là mức phạt hành chính về lỗi vi phạm nồng độ cồn đối với 2 loại xe được sử dụng phổ biến, đó là: xe ô tô và xe gắn máy.

Lỗi vi phạm nồng độ cồn xe máy

lỗi vi phạm nồng độ cồn

Lỗi vi phạm nồng độ cồn đối với xe máy

Lỗi vi phạm nồng độ cồn xe máy, xe mô tô và các loại xe tương tự khác (kể cả xe máy điện) có mức xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Trường hợp 1: Người lái xe sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng nếu lái xe trên đường mà:

  • Nồng độ cồn trong máu ≤ 50 mg/100 ml máu; hoặc
  • Nồng độ cồn trong hơi thở ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở.

Trường hợp 2: Người lái xe sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng nếu lái xe trên đường mà:

  • 50 mg/100 ml máu < Nồng độ cồn trong máu ≤ 80 mg/100 ml máu; hoặc
  • 0,25 mg/1 lít khí thở < Nồng độ cồn trong hơi thở ≤ 0,4 mg/1 lít khí thở.

Trường hợp 3: Người lái xe sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng nếu lái xe trên đường mà:

  • Nồng độ cồn trong máu > 80 mg/100 ml máu; hoặc
  • Nồng độ cồn trong hơi thở > 0,4 mg/1 lít khí thở.

Lỗi vi phạm nồng độ cồn ô tô

Lỗi vi phạm nồng độ xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có mức xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Trường hợp 1: Người lái xe sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng nếu lái xe trên đường mà:

  • Nồng độ cồn trong máu ≤ 50 mg/100 ml máu; hoặc
  • Nồng độ cồn trong hơi thở ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở.

Trường hợp 2: Người lái xe sẽ bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng nếu lái xe trên đường mà:

  • 50 mg/100 ml máu < Nồng độ cồn trong máu ≤ 80 mg/100 ml máu; hoặc
  • 25 mg/1 lít khí thở < Nồng độ cồn trong hơi thở ≤ 0.4 mg/1 lít khí thở.

Trường hợp 3: Người lái xe sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng nếu lái xe trên đường mà:

  • Nồng độ cồn trong máu > 80 mg/100 ml máu; hoặc
  • Nồng độ cồn trong hơi thở > 0.4 mg/1 lít khí thở.

Ngoài ra, khi điều khiển các loại xe khác như xe máy kéo, xe đạp điện hoặc các loại xe thô sơ khác như xe đạp mà trong máu hay hơi thở của người lái xe có chứa cồn thì cũng sẽ bị xử phạt vi phạm giao thông nồng độ cồn.

Lỗi không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn

lỗi vi phạm nồng độ cồn

Ngoài lỗi vi phạm quá nồng độ cồn bị xử phạt, nếu người lái xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ cũng sẽ bị phạt tiền. Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn sẽ có các mức phạt khác nhau tùy thuộc vào các loại xe khác nhau:

  • Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
  • Đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự: phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng bị tước Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
  • Đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng: phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
  • Đối với xe đạp, xe đạp điện và các loại xe thô sơ khác: phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.


Bảng phạt nồng độ cồn mới nhất 2021

Để bạn đọc có thể dễ dàng tra cứu các mức xử lý vi phạm nồng độ cồn, chúng tôi đã tổng hợp các quy định pháp luật hiện hành thông qua bảng phạt nồng độ cồn mới nhất 2021 dưới đây:

0 < C ≤ 50

hoặc

0 < B ≤ 0,25

50 < C ≤ 80

hoặc

0,25 < B  ≤ 0,4

C > 80

hoặc

B > 0,4

Xe ô tô và các loại xe tương tự 6 – 8 triệu đồng

Tước Giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng

16 – 18 triệu đồng

Tước Giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng

30 – 40 triệu đồng

Tước Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng

Xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự 2 – 3 triệu đồng

Tước Giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng

4 – 5 triệu đồng

Tước Giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng

6 – 8 triệu đồng

Tước Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng

Xe máy kéo, xe máy chuyên dùng 3 – 5 triệu đồng

Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức giao thông từ 10 – 12 tháng

6 – 8 triệu đồng

Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức giao thông từ 16 – 18 tháng

16 – 18 triệu đồng

Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 22 – 24 tháng

Xe đạp, xe đạp điện và các loại xe thô sơ khác 80 – 100 ngàn đồng 200 – 300 ngàn đồng 400 – 600 ngàn đồng

Trong đó:

  • C là nồng độ cồn trong máu (đơn vị: mg/100 ml máu);
  • B là nồng độ cồn trong hơi thở (đơn vị: mg/1 lít hơi thở).


Lỗi nồng độ cồn nghị định 100/2019/NĐ-CP

Nghị định số 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020. Điều này có nghĩa là các lỗi vi phạm nồng độ cồn 2020 đến nay sẽ áp dụng các mức phạt được quy định tại Nghị định này (như bảng phạt bên trên).

Các quy định về lỗi vi phạm nồng độ cồn của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP đã cho thấy sự mạnh tay hơn trong vấn đề xử phạt, cụ thể là mức phạt tiền và thời gian tước Giấy phép lái xe đã tăng lên rất nhiều so với quy định cũ trước đây.

Nguyên nhân của điều này chính là vì đã có rất nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra, lấy đi tài sản, sức khỏe và thậm chí là tính mạng của nhiều người tham gia giao thông mà thủ phạm chính là những người lái xe sau khi đã uống rượu, bia. Vì vậy, việc tăng mức phạt là cách thức mà các nhà làm luật đưa ra để giảm thiểu các lỗi vi phạm nồng độ cồn.



Lỗi nồng độ cồn nghị định 46/2016/NĐ-CP

Hiện tại, Nghị định số 46/2016/NĐ-CP đã hết hiệu lực, tuy nhiên đối với các lỗi vi phạm nồng độ cồn xảy ra trước ngày 01/01/2020 vẫn sẽ áp dụng Nghị định này. Dưới đây là các mức xử phạt đối với lỗi vi phạm nồng độ xảy ra trước năm 2020.

Lỗi vi phạm nồng độ cồn xe máy

Các mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe gắn máy, xe mô tô hay các loại xe tương tự (xảy ra trước ngày 01/01/2020) được quy định như sau:

Trường hợp 1: Người lái xe sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 01 đến 02 tháng nếu lái xe trên đường mà:

  • 50 mg/100 ml máu < Nồng độ cồn trong máu ≤ 80 mg/100 ml máu; hoặc
  • 0,25 mg/1 lít khí thở < Nồng độ cồn trong hơi thở ≤ 0,4 mg/1 lít khí thở.

Trường hợp 2: Người lái xe sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 03 đến 05 tháng nếu lái xe trên đường mà:

  • Nồng độ cồn trong máu > 80 mg/100 ml máu; hoặc
  • Nồng độ cồn trong hơi thở > 0,4 mg/1 lít khí thở.

Lỗi vi phạm nồng độ cồn xe ô tô

lỗi vi phạm nồng độ cồn xe ô tô
lỗi vi phạm nồng độ cồn xe ô tô

Lỗi vi phạm nồng độ cồn đối với xe ô tô

Đối với các lỗi phạt nồng độ cồn ô tô hay các loại xe tương tự xảy ra trước ngày 01/01/2020 sẽ áp dụng mức xử phạt hành chính như sau:

Trường hợp 1: Người lái xe sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng nếu lái xe trên đường mà:

  • Nồng độ cồn trong máu ≤ 50 mg/100 ml máu; hoặc
  • Nồng độ cồn trong hơi thở ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở.

Trường hợp 2: Người lái xe sẽ bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng  và bị tước Giấy phép lái xe từ 03 đến 05 tháng nếu lái xe trên đường mà:

  • 50 mg/100 ml máu < Nồng độ cồn trong máu ≤ 80 mg/100 ml máu; hoặc
  • 0,25 mg/1 lít khí thở < Nồng độ cồn trong hơi thở ≤ 0,4 mg/1 lít khí thở.

Trường hợp 3: Người lái xe sẽ bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 04 đến 06 tháng nếu lái xe trên đường mà:

  • Nồng độ cồn trong máu > 80 mg/100 ml máu; hoặc
  • Nồng độ cồn trong hơi thở > 0,4 mg/1 lít khí thở.


Một số điểm mới cần lưu ý về lỗi vi phạm nồng độ cồn

Do Nghị định số 100/2019/NĐ-CP đã thay thế cho Nghị định số 46/2016/NĐ-CP và có một số thay đổi, bổ sung. Vì vậy nên việc xử lý vi phạm giao thông nồng độ cồn hiện nay cũng có một số khác biệt đáng kể so với trước kia.

Thứ nhất, các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm có nồng độ cồn đã trở nên nghiêm khắc và mạnh tay hơn. Cụ thể, các mức phạt tiền và thời gian bị tước Giấy phép lái xe đối với lỗi vi phạm nồng độ cồn đều đã tăng lên rất nhiều so với trước đây.

Ví dụ: Trước ngày 01/01/2020, nếu người lái xe ô tô có nồng độ cồn trong hơi thở là 0,3 mg/1 lít khí thở sẽ chỉ bị phạt tiền từ 7 – 8 triệu đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 03 – 05 tháng. Tuy nhiên, nếu người này phạm phải lỗi này sau ngày 01/01/2020, mức phạt tiền sẽ lên đến 16 – 18 triệu đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng .

Thứ hai, theo quy định trước đây, người điều khiển xe gắn máy, xe mô tô chỉ bị phạt tiền khi nồng độ cồn trong máu vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc nồng độ cồn trong hơi thở vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở.

Tuy nhiên, theo quy định hiện nay, người lái xe mô tô, gắn máy chỉ cần trong máu hay hơi thở có chứa nồng độ cồn thì đều bị phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn (tức là chỉ khi nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở bằng 0 thì mới không bị xử phạt).

Thứ ba, trước năm 2020, người điều khiển xe thô sơ (như xe đạp, xe đạp điện,…) dù lái xe sau khi đã uống rượu bia cũng sẽ không bị xử phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn.

Nhưng kể từ năm 2020 trở đi, người điều khiển xe thô sơ cũng sẽ bị xử lý lỗi vi phạm nồng độ cồn như đối với xe ô tô hoặc xe gắn máy nếu người này lái xe sau khi đã uống rượu, bia.



Các câu hỏi liên quan đến lỗi nồng độ cồn

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến lỗi vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông.

Lỗi nồng độ cồn có giữ xe không

lỗi vi phạm nồng độ cồn có giữ xe không
lỗi vi phạm nồng độ cồn có giữ xe không

Lỗi nồng độ cồn có bị giữ xe không

Căn cứ quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, nhằm ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với các hành vi được quy định tại Điều 82, trong đó có bao gồm lỗi vi phạm nồng độ cồn.

Vì vậy, nếu người lái xe vi phạm lỗi nồng độ cồn thì ngoài việc bị phạt tiền và tước Giấy phép lái xe thì còn có thể bị tạm giữ xe tối đa trong vòng 07 ngày.

Lỗi nồng độ cồn dưới 0.25 phạt bao nhiêu

Dựa trên quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (hoặc tra cứu tại Bảng phạt nồng độ cồn mới nhất ở bên trên), nếu người lái xe mà trong hơi thở có chứa nồng độ cồn dưới 0.25 mg/1 lít khí thở thì phải chịu mức xử phạt dưới đây:

  • Đối với xe ô tô: phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng.
  • Đối với xe gắn máy: phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng.
  • Đối với xe máy kéo: 3 – 5 triệu đồng.
  • Đối với xe đạp, xe đạp điện: 80 – 100 ngàn đồng.

Nồng độ cồn bao nhiêu thì không bị phạt

Theo quy định hiện hành, chỉ cần trong máu hoặc hơi thở của người lái xe có chứa cồn thì đều sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính (phạt tiền và tước Giấy lái xe). Điều này có nghĩa là người lái xe sẽ không bị phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn nếu nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở bằng 0. Pháp luật tuyệt đối cấm người đã uống rượu, bia tham gia giao thông.

Quy định này của pháp luật Việt Nam cứng rắn hơn rất nhiều so với pháp luật của nhiều nước khác. Bởi một số nước như Mỹ, Nga,… vẫn cho phép người điều khiển xe tham gia giao thông khi đã uống rượu, bia miễn là họ không vượt quá mức nồng độ cồn cho phép.

Tuy có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này nhưng kết quả đạt được đã chứng minh tính đúng đắn trong việc xử phạt nghiêm khắc đối với lỗi vi phạm nồng độ cồn. Người dân đã có ý thức tốt hơn về việc không tham gia giao thông sau khi đã uống rượu, bia. Điều này sẽ là tiền đề giúp các vụ tai nạn giao thông sụt giảm.

Lỗi vi phạm nồng độ cồn và gây tai nạn thì bồi thường bao nhiêu

uong ruou bia gay tai nan giao thong

Bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông

Ngoài bị phạt hành chính đối với lỗi vi phạm nồng độ cồn, người lái xe sau khi đã uống rượu, bia mà gây thiệt hại cho người khác còn phải chịu trách nhiệm dân sự (bồi thường thiệt hại). Người vi phạm lỗi nồng độ cồn sẽ phải bồi thường đối với các thiệt hại do mình gây ra, bao gồm:

Thứ nhất, thiệt hại về tài sản:

  • Tài sản bị mất hoặc bị hư hỏng (ví dụ: xe hoặc đồ đạc chở trên xe bị hư hỏng).
  • Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản đó bị mất hoặc bị giảm sút.
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại (ví dụ: chi phí sửa xe).

Thứ hai, thiệt hại về sức khỏe:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại (như tiền viện phí, tiền thuốc thang,…);
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
  • Chi phí bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại gánh chịu.

Thứ ba, thiệt hại về tính mạng: ngoài việc phải bồi thường các chi phí giống như khi thiệt hại về sức khỏe thì người gây tai nạn còn phải bồi thường các khoản sau:

  • Chi phí hợp lý cho việc an táng;
  • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng (ví dụ: con chưa thành niên).

Lỗi vi phạm nồng độ cồn có bị đi tù không

hau qua cua dung ruou bia khi lay xe

Vi phạm lỗi nồng độ cồn có bị đi tù không

Dựa theo các quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), người vi phạm lỗi nồng độ cồn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự như sau:

Người nào đủ 16 tuổi trở lên tham gia giao thông trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu gây ra một trong các hậu quả sau:

  • Làm chết 01 người;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% – 60%;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% – 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

Như đề cập bên trên, pháp luật Việt Nam cho phép người điều khiển xe có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở bằng 0. Vì vậy, người lái xe sau khi đã uống rượu, bia và gây tai nạn giao thông có thể bị đi tù từ 03 – 10 năm, tùy vào hậu quả, tính chất và mức độ phạm tội.

Uống bia sau bao lâu thì được lái xe

Để trả lời cho câu hỏi này, trước tiên cần biết được sau thời gian bao lâu thì cơ thể mới đào thải hết rượu, bia. Tốc độ đào thải rượu, bia trong máu được tính theo công thức sau: T = C ÷ 0,015

(Trong đó C là nồng độ cồn trong máu, tính theo đơn vị g/100ml máu).

Ví dụ:

Nếu anh A có nồng độ cồn trong máu là 50 mg/100 ml máu (hay là 0.05 g/100 ml máu), vậy thời gian để cơ thể đào thải hết cồn trong máu là:

T = 0,05 : 0,015 = 3,33 (giờ) = 3 giờ 20 phút.

Như vậy, sau khoảng thời gian 3 giờ 20 phút thì anh A có thể tham gia giao thông.

Tuy nhiên, công thức tính tốc độ đào thải này chỉ có tính tham khảo, không chính xác hoàn toàn. Bởi tốc độ đào thải rượu, bia có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tùy thuộc vào thể trạng của người uống, uống lúc no hay đói, hoặc thời gian uống ngắn hay kéo dài triền miên,…

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn tránh được lỗi vi phạm nồng độ cồn khi lái xe. Bên cạnh đó, không ít người gặp trường hợp: hôm trước lỡ quá chén và không biết liệu rằng hôm nay trong máu hay hơi thở có còn chứa cồn hay không. Giải pháp tuyệt vời trong trường hợp này chính là sử dụng que thử nồng độ cồn của Kim Hưng. Nếu bạn có nhu cầu mua que thử, hãy liên hệ qua Hotline: 0963.889.249 để được chúng tôi hỗ trợ tư vấn.

 

error: Alert: Content selection is disabled!!