Dấu hiệu , đặc điểm nhận biết người nghiện chích ma túy

DẤU HIỆU & ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

Đặc điểm về dân số xã hội người nghiện ma túy

Người NCMT đến các cơ sở điều trị Methadone đại đa số là giới nam, nữ giới chiếm tỷ lệ thấp. Tuổi sử dụng ma túy thường tập trung vào độ tuổi còn trẻ đa số trong độ tuổi còn lao động. Phần lớn người NCMT đến các cơ sở điều trị có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở xuống.Về hôn nhân gia đình đa số họ sống độc thân hoặc ly hôn, ly dị.Người NCMT thường không có việc làm, không có nghề nghiệp ổn định do phần lớn thời gian cho việc tìm kiếm và sử dụng heroin.

VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG QUE THỬ MA TÚY

Người NCMT chán ăn dẫn đến gầy sút, sợ lạnh nên lười vệ sinh thân thể, dễ bị các bệnh ngoài da, bệnh lao, các bệnh nhiễm khuẩn do tiêm chích không vô trùng. Đặc biệt dùng chung bơm kim tiêm và tình dục không an toàn dễ bị lây truyền các bệnh qua đường tình dục, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C và HIV/AIDS.

Hầu hết người nghiện ma túy sử dụng heroin qua đường tiêm chích, ngoài sử dụng heroin ra họ còn sử dụng thêm một số chất nghiện khác như ma túy tổng hợp, thuốc lá, thuốc an thần,….


Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng người nghiện ma túy

Về mặt tâm thần, người nghiện ma túy thường có đặc điểm gây biến đổi nhân cách theo hướng xấu do ảnh hưởng của nhóm bạn nghiện, thiếu kiềm chế cảm xúc, dễ xảy ra xung đột với gia đình, từ bỏ mọi ham muốn sở thích trước kia, thiếu tinh thần trách nhiệm, thường xuyên ở trong tình trạng nhiễm độc chất nghiện (tâm thần lơ mơ, đi loạng choạng,…) các rối loạntâm thần thường gặp là trầm cảm, lo âu, loạn thần, biểu hiện khi mới vào điều trị .

ma túy tôn tại bao lâu trong máu | ống thổi cồn | que thử ma túy 5 chân

Theo Bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10 (ICD-10) năm 1992 của Tổ chức Y tế thế giới: chẩn đoán xác định nghiện ma túy nhóm dạng thuốc phiện khi có đủ tối thiểu 3 trong 6 nhóm triệu chứng sau đây đã được biểu hiện vào một lúc nào đó trong vòng 12 tháng trở lại đây:

+ Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải sử dụng ma túy nhóm dạng thuốc phiện.

+ Khó khăn trong việc kiểm tra thói quen sử dụng ma túy nhóm dạng thuốc phiện như thời gian bắt đầu, kết thúc hoặc liều lượng sử dụng.

+ Xuất hiện hội chứng cai ma túy nhóm dạng thuốc phiện khi ngừng hoặc giảm đáng kể liều lượng ma túy nhóm dạng thuốc phiện đang sử dụng hoặc phải dùng lại ma túy nhóm dạng thuốc phiện để làm giảm nhẹ triệu chứng hoặc làm mất hội chứng cai ma túy nhóm dạng thuốc phiện.

+ Có khuynh hướng tăng liều để chấm dứt hậu quả do liều thấp gây ra.

+ Sao nhãng các thú vui, sở thích, công việc trước đây bằng việc tìm kiếm và sử dụng ma túy nhóm dạng thuốc phiện.

+ Tiếp tục sử dụng ma túy nhóm dạng thuốc phiện mặc dù biết tác hại, thậm chí đã có bằng chứng rõ ràng về tác hại của ma túy nhóm dạng thuốc phiện đối với bản thân gia đình và xã hội.

Có thể xét nghiệm nước tiểu tìm ma túy nhóm dạng thuốc phiện bằng một trong các phương pháp sau:

+ Test nhanh ma túy / que thử ma túy tổng hợp (thường sử dụng để sàng lọc)

+ Sắc ký lớp mỏng

+ Sắc ký khí

+ Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)


Giới tính người nghiện ma túy

Nghiên cứu của Lê Đào Bích (2008) tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương, trong số người NCMT, giới nam chiếm tỷ lệ 97,14%.

Nghiên cứu của Nghiêm Lê Phương Hoa (2010), tại cơ sở điều trị Methadone huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội cho thấy nam chiếm tỷ lệ 96,6%.

Nghiên cứu tại 2 điểm điều trị nghiện ma túy bằng Methadone ở thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh (2010), cho thấy số bệnh nhân tham gia điều trị là nam giới chiếm  tỷ lệ 95% .

Nghiên cứu của Li Li và cộng sự tại Trung Quốc (2012), trong số người NCMT tham gia điều trị bằng Methdone thì nam chiếm tỷ lệ 65,7% và nữ là 34,3%.

Nghiên cứu của Karen F Corsi và cộng sự tại tại thành phố Denver, tiểu bang Colorado, nước Mỹ (2009) cho thấy trong số người NCMT được điều trị bằng Methadone thì tỷ lệ nam giới chiếm 65,6% và nữ giới chiếm hơn 30% .

Về giới tính trong nghiên cứu của chúng tôi, có 134 nam giới trong tổng số 142 bệnh nhân tham gia điều trị tại quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ chiếm  94,4 %. Tỷ lệ nam nghiện chích ma túy tiếp cận cơ sở điều trị cai nghiện bằng Methadone chiếm tỷ lệ đa số trong nghiên cứu của chúng tôi, tương đồng với tác giả Lưu Hoàng Việt (2013) nghiên cứu tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ với tỷ lệ nam giới chiếm 91,6% mẫu nghiên cứu , Nghiên cứu của Trịnh Kim Thảo (2018) tại Tp.HCM cho thấy đa số bệnh nhân là nam giới (95,6%) . Nghiên cứu năm 2010 của Nghiêm Lê Phương Hoa ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội với 96,6% là bệnh nhân nam ; của Cao Kim Vân và cộng sự tại quận 4, thành phố Hồ Chí Minh với tỷ lệ 93,1% là bệnh nhân nam . Từ các kết quả trên cho thấy nam giới nghiện chích heroin tiếp cận điều trị bằng Methadone tại Việt Nam chiếm đa số. Tỷ lệ nữ trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 5,6% trong tổng số người nghiện chích tiếp cận đến cơ sở điều trị bằng Methadone và một số nghiên cứu khác cũng thấp tương tự. Đặc điểm này có khác biệt so một số nghiên cứu khác trên thế giới, điển hình với nghiên cứu của tác giả Karen Corsi (2009) tỷ lệ nam giới chiếm 65,6% và nữ giới chiếm hơn 30% đối với người NCMT được điều trị bằng Methadone tại thành phố Denver , tiểu bang Colorado, nước Mỹ. So sánh với nghiên cứu của Li Li ở Sichuan – Trung Quốc (2012) có nền văn hóa Á Đông tương tự như Việt Nam, thì tỷ lệ nữ nghiện chích heroin được điều trị bằng Methadone cũng chiếm 35% .

Ở Việt Nam, nam giới chiếm tỷ lệ nghiện nhiều hơn giới nữ có thể là do có sự khác nhau ít nhiều về đặc điểm tâm sinh lý, ở phần lớn người nghiện là nam giới có tính hiếu kỳ, tò mò, bắt chước hoặc thích sống tự do, buông thả, đua đòi theo bạn bè, một phần do sự buông lỏng quản lý của gia đình hoặc buồn chán do thất nghiệp, thất tình,… Ngược lại giới nữ có mối quan hệ xã hội ít hơn, phụ nữ phải lo nhiều công việc gia đình hơn, bản thân phụ nữ cũng thận trọng hơn nên khó bị lôi kéo, sa ngã,…Vì thế trong thực tế thì tỷ lệ nữ mắc nghiện sẽ cao hơn nhiều so với các kết quả thống kê nhưng có thể là do tâm lý e ngại chưa dám đi cai nghiện dẫn đến một tỷ lệ nữ nghiện không được tiếp cận với điều trị. Vì vậy các cấp chính quyền đặc biệt là hội phụ nữ cần quan tâm hơn nữa phát hiện sớm, giúp đỡ, động viên các đối tượng đi cai nghiện để tái hòa nhập cộng đồng.

dac diem Gioi tinh nguoi nghien ma tuy
dac diem Gioi tinh nguoi nghien ma tuy

Độ tuổi nghiện ma túy

Nghiên cứu của Lê Đào Bích (2008), tại Bệnh viện châm cứu Trung ương, số người NCMT tuổi từ 18-39 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 77%.

Nghiên cứu của Nghiêm Lê Phương Hoa(2010), tại cơ sở điều trị Methadone huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, tuổi 18-35 chiếm 78,5%.

Nghiên cứu của Trần Thịnh (2011) tại thành phố Hồ Chí Minhngười NCMT đang điều trị bằng Methadone, cho thấy hai nhóm tuổi 25-39 và 30 – 34 chiếm tỷ lệ cao nhất mỗi nhóm gần 38%.

Độ tuổi có liên quan với việc heroin sau khi điều trị bằng Methadone, tùy theo từng vùng, từng khu vực có những độ tuổi khác nhau nhưng tác hại to lớn của nó tác động chủ yếu vào độ tuổi lao động nên đa số các nghiên cứu thường tập trung vào độ tuổi này

Trong nghiên cứu của chúng tôi, trung bình tuổi của các đối tượng tham gia điều trị là 32,33 ± 6,55 tuổi, độ tuổi từ 20-39 tuổi là 88,1%, nhóm ≤ 19 tuổi và >40 tuổi chỉ chiếm 11,9%, tuổi trung bình của đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với các nghiên cứu trước đây như của Lưu Hoàng Việt (2013) tại Ninh Kiều, Cần Thơ 33,1 ± 7,45 năm, đa số tập trung nhóm tuổi từ 30 – 35 chiếm tỷ lệ 44% , Báo cáo kết quả điều tra của Bộ Y Tế tại thành phố Hải Phòng kết quả là 33,77 tuổi và tuổi trung bình của người nghiện tại thành phố Hồ Chí Minh là 29,27 tuổi .

Tuổi sử dụng ma túy tập trung vào độ tuổi lao động, đây là nhóm tuổi cống hiến tài năng, sức lực cho xã hội, nhưng lại nghiện ma túy dẫn đến hậu quả hủy hoại về sức khỏe, tiêu tốn về kinh tế và làm gia tăng tội phạm. Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy ở lứa tuổi này nhiều hơn có thể vì đây là tuổi dễ bị lôi kéo, có nhu cầu hoạt động tình dục, thích kết bạn, hiếu động và thích cảm giác lạ, thích khẳng định mình nhưng lại hay bị khủng hoảng về tâm lý. Điều này cho thấy tệ nạn ma túy tập trung vào lứa tuổi thanh thiếu niên và ngày càng có chiều hướng trẻ hóa người nghiện.

Vì vậy gia đình, nhà trường và xã hội càng phải quan tâm đến con em mình nhất là lứa tuổi thanh niên để tránh xa ma túy. Cần quan tâm giúp đỡ các đối tượng đã mắc nghiện tìm được phương pháp điều trị an toàn hiệu quả.

dac diem tuoi nguoi nghien ma tuy
dac diem tuoi nguoi nghien ma tuy

Trình độ học vấn

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Mai (2007),các đối tượng NCMT điều trị ngoại trú tại Viện Sức khỏe tâm thần, về trình độ học vấn trung học phổ thông trở lên chiếm tỷ lệ 51,2%.

Kết quả nghiên cứu tại 2 điểm điều trị nghiện ma túy bằng Methadone tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh (2009) cho thấy trên 50% bệnh nhân có trình độ từ trung học cơ sở trở xuống, dưới 5% bệnh nhân có trình độ trung cấp hoặc cao hơn.

Nghiên cứu của Li Li (2012) tại Trung Quốc, trong số người NCMT tham gia điều trị bằng Methadone thì trình độ học vấn trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 50,6%.

Về trình độ học vấn trong nghiên cứu cho thấy nhóm có trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ lệ (61,9 %), trình độ phổ thông trung học trở lên chiếm tỷ lệ (5,6 %). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu  của Lại Kim Anh (2006 – 2007) về hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI trên nhóm NCMT tại Cần Thơ cho thấy trình độ học vấn nhóm có trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao đến 51% . Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thịnh (2008 – 2011) tại 3 cơ sở điều trị Methadone thành phố Hồ Chí Minh cũng tương tự có tỷ lệ học vấn trung học cơ sở là 54,7% và trung học phổ thông 38,9% . Kết quả nghiên cứu áp dụng điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng Methadone tại Viện Sức khỏe tâm thần Hà Nội, trình độ học vấn phổ thông trung học chiếm tỷ lệ cao nhất 52,9%, trung học cơ sở 33,3%, đại học 9,8% .

Qua phân tích kết quả nghiên cứu của chúng tôi và so sánh với các nghiên cứu khác cho thấy người NCMT điều trị Methadone có trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất có thể là do độ tuổi trung học cơ sở là tuổi thay đổi tâm sinh lý, dễ đua đòi, dễ bị bạn bè rủ rê lôi kéo sử dụng ma túy.

dac diem trinh do hoc van nguoi nghien ma tuy
dac diem trinh do hoc van nguoi nghien ma tuy

Hôn nhân

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Mai (2007), các đối tượng NCMT điều trị ngoại trú tại Viện Sức khỏe tâm thần, về tình trạng hôn nhân độc thân chiếm tỷ lệ 58,2%.

Nghiên cứu của Trần Thịnh (2011) tại thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy tình trạng hôn nhân 70% là độc thân.

Nghiên cứu của Li Li (2012) tại Trung Quốc, trong số người NCMT tham gia điều trị bằng Methdone về tình trạng hôn nhân 55,6% đã kết hôn.

Trong tổng số 142 người tham gia điều trị tại quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ, có 65 người đã có gia đình chiếm tỷ lệ 45,8 %, và 3,5 % đang sống với người yêu, nhóm độc thân, ly hôn, ly dị chiếm tỷ lệ 50.7%.

Kết quả nghiên cứu này tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Lưu Hoàng Việt tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, có 36,1% bệnh nhân có gia đình và 63,9% hiện đang sống độc thân .

Theo kết quả nghiên cứu áp dụng điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng Methadone tại Viện Sức khỏe tâm thần Hà Nội, số có gia đình chiếm tỷ lệ 58% số bệnh nhân tham gia điều trị, có 42% là độc thân .

Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thịnh (2008 – 2010) tại 3 cơ sở điều trị Methadone thành phố Hồ Chí Minh thì tình trạng độc thân chiếm tỷ lệ 70% .

So sánh kết quả nghiên cứu tại quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ với nghiên cứu tại các địa phương khác cho thấy đa số người nghiện ma túy là độc thân chiếm tỷ lệ cao có thể là do người nghiện ma túy thường không quan tâm đến bản thân mình, không quan tâm đến chuyện tình cảm cá nhân, gia đình, từ bỏ mọi ham muốn sở thích, thiếu tinh thần trách nhiệm, do thường xuyên nghiện ngập (tình trạng nhiễm độc heroin).

dac diem tinh trang hon nhan nguoi nghien ma tuy
dac diem tinh trang hon nhan nguoi nghien ma tuy

Nghề nghiệp 

Nghiên cứu của Trịnh Thị Sang (2007-2010) tại Bắc Giang, tỷ lệ người NCMT không có nghề nghiệp ổn định chiếm 86% .

Nghiên cứu của Lê Đào Bích (2008) tại Bệnh viện châm cứu Trung ương, số người NCMT không có việc làm chiếm tỷ lệ 51,4%.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Mai (2007) tại Viện Sức khỏe tâm thần, số người NCMT không có nghề nghiệp chiếm tỷ lệ 44%.

Nghiên cứu tại 2 điểm điều trị nghiện ma túy bằng Methadone tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy số bệnh nhân tham gia điều trị có 66,6% bệnh nhân tại thành phố Hải Phòng và 61,5% tại thành phố Hồ Chí Minh hiện đang có việc làm toàn thời gian hoặc bán thời gian.

Theo nghiên cứu của Herman Joseph và cộng sự (2000) cho thấy có 35%trong tổng số 1.230 bệnh nhân đầu tiên tham gia điều trị bằng Methadone đã cải thiện được khả năng lao động như có việc làm, đi học, tăng năng suất làm việc.

Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân có việc làm là 32,4%; làm việc gia đình là 30,3 %, thất nghiệp tìm việc làm là 16,9; thất nghiệp không tìm được việc làm là 13,4% còn lại là làm vệc bán thời gian là 7%, kết quả của chúng tôi thấp hơn là do nghiên cứu của chúng tôi chia ra thành nhiều nhóm so với nghiên cứu của Lưu Hoàng Việt tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2013 cho thấy, trước điều trị đa số bệnh nhân không có việc làm chiếm tỷ lệ 73,2%, số có việc làm chiếm tỷ lệ 26,8% . Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Trần Thịnh tại 3 cơ sở thành phố Hồ Chí Minh sau 3 năm theo dõi điều trị Methadone (2008 – 2011) cho thấy đa số bệnh nhân trước điều trị là thất nghiệp chiếm gần 70%, chỉ có 30% là có việc làm với các loại công việc . Kết quả tổng hợp đánh giá mô hình triển khai thí điểm điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng Methadone tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh (2009), tình trạng không có việc làm chiếm tỷ lệ 70,2% .

            Theo nghiên cứu kết quả điều trị thay thế bằng Methadone trên bệnh nhân nghiện heroin tại thành phố Hồ Chí Minh sau 3 năm theo dõi (2008 – 2011) của Trần Thịnh cho thấy trước khi điều trị thì đa số bệnh nhân là thất nghiệp chiếm gần 70% chỉ có 30% là có việc làm với nhiều loại công việc, đến năm 2011 thì đến hơn 90% có việc làm, đa số là lao động giản đơn, việc làm phổ thông ít mang tính chuyên môn kỹ thuật và không cần vốn đầu tư ban đầu.

Theo đánh giá mô hình triển khai thí điểm điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh (2010), tỷ lệ bệnh nhân có chiều hướng thất nghiệp giảm xuống sau 9 tháng, tỷ lệ thất nghiệp trước khi bắt đầu điều trị trong bệnh nhân điều trị Methadone là 36%, giảm xuống còn 33% sau 3 tháng, 31% sau 6 tháng và 9 tháng, tỷ lệ bệnh nhân có việc làm ổn định (toàn thời gian) tăng từ 42% lên 54% sau 9 tháng .

            Nghiên cứu của Nghiêm Lê Phương Hoa, tại cơ sở điều trị Methadone tại huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, so sánh trước điều trị tỷ lệ bệnh nhân  trong tình trạng thất nghiệp là 31,2% với kết quả sau 3 tháng điều trị thì bệnh nhân có việc làm chiếm 68,8% cao hơn và có ý nghĩa thống kê .

            Nghiên cứu Herman Josephvà cộng sự (2000)cho thấy có 35% trong tổng số 1.230 bệnh nhân đầu tiên tham gia điều trị bằng Methadone đã cải thiện được khả năng lao động như có việc làm, đi học, tăng năng suất làm việc .

Trước điều trị, đa số người nghiện chích ma túy là không có việc làm, thường họ phụ thuộc vào gia đình, nếu có việc làm cũng chỉ làm những việc phụ giúp gia đình không đủ nuôi sống bản thân (chiếm 31,8%), chỉ có một số ít có việc làm, chủ yếu là những lao động đơn giản như làm thuê, bán hàng không ổn định hoặc việc làm bán thời gian (7,3%). Chính vì không có việc làm, không có thu nhập cá nhân nên họ dễ vi phạm pháp luật bằng những hành vi kiếm tiền phạm pháp để đáp ứng đòi hỏi về nhu cầu nghiện ngập của họ làm ảnh hưởng đến gia đình và xã hội. Cùng với việc giảm tần suất sử dụng heroin, phục hồi sức khỏe thì bệnh nhân đã chủ động tìm việc làm cùng với sự hỗ trợ việc làm của các tổ chức xã hội, gia đình họ đã hòa nhập với xã hội dù cho là công việc ổn định hay chỉ là công việc bán thời gian hoặc làm việc giúp gia đình.

dac diem tinh trang nghe nghiep nguoi nghien ma tuy
dac diem tinh trang nghe nghiep nguoi nghien ma tuy

Tiền sử sử dụng chất nghiện và tần suất sử dụng

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Huệ (2006), về tình hình sử dụng cùng lúc nhiều chất gây nghiện ngoài heroin người NCMT tại thành phố Hồ Chí Minh sử dụng cần sa, bồ đà 38,56%, thuốc lắc 36,57%, hàng đá 49,38% và tần suất sử dụng 7lần/tuần.

Nghiên cứu của Lại Kim Anh (2006-2007), tại thành phố Cần Thơ tần suất sử dụng heroin trung bình 2-3 lần/ngày trong nhóm NCMT.

Kết quả cho thấy có 93 bệnh nhân (65,5%) sử dụng heroin 1-2 lần / ngày, 47 bệnh nhân (38,1%) sử dụng 3-5 lần/ngày và 2 bệnh nhân (1,4%) sử dung >5 lần ngày.

Kết quả nghiên cứu của tác giả Lại Kim Anh tại thành phố Cần Thơ (2006 – 2007) về hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI trên nhóm NCMT, tần suất sử dụng ma túy < 5 lần/ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (97%), trong đó 2 – 3 lần/ngày 50% .

Kết quả đánh giá mô hình triển khai thí điểm điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng Methadone tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh (2009), tần suất sử dụng heroin 1 – 2 lần/ngày chiếm tỷ lệ 6,3%, từ 3 – 5 lần/ngày chiếm tỷ lệ cao nhất 62% và > 5 lần/ngày chiếm tỷ lệ 31,7% .

Nghiên cứu của tác giả Lưu Hoàng Việt (2013) tại Ninh Kiều, Cần Thơ cho thấy số bệnh nhân sử dụng heroin từ 1 – 2 lần/ngày chiếm tỷ lệ 29,6%, từ 3 – 5 lần/ngày chiếm tỷ lệ cao nhất 64,4% và trên 5 lần/ngày chiếm tỷ lệ 6% .

So sánh kết quả với các nghiên cứu trên thì tần suất sử dụng heroin trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn, lý giải cho điều này này có liên quan đến liều điều trị Methadone. Kết quả này là yếu tố thuận lợi cho qua trình điều trị vì cơ thể con người có khả năng dung nạp rất cao đối với heroin. Lần sử dụng sau nếu liều lượng tương đương với liều lần trước thì tác dụng của heroin giảm xuống. Muốn đạt tác dụng như trước phải tăng liều. Do đó người nghiện heroin thường tăng liều lên rất cao, người nghiện chích ma túy có tần suất sử dụng ma túy cao (>5 lần/ngày) thường có độ dung nạp cao. Ảnh hưởng đến đến hiệu quả điều trị bằng Methadone.

Một số người nghiện chích ma túy ngoài việc sử dụng heroin còn có hành vi sử dụng thêm một số ma túy khác làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị, vấn đề này chúng ta cần lưu ý có liên quan đến liều điều trị do vậy cần có sự kết hợp các biện pháp điều trị , giải độc ma túy khi khẩn cấp, tư vấn điều trị, theo dõi liều điều trị thích hợp trên bệnh nhân tránh tình trạng nhiễm độc do quá liều.

Trong nghiên cứu này có 138 bệnh nhân sử dụng heroin (97,2%), 1 bệnh nhân dùng Methamphetamin (0,7%) và 78 bệnh nhân đang hút thuốc lá (54,9 %). Nghiên cứu của Trần Thịnh tại thành phố Hồ Chí Minh những bệnh nhân điều trị Methadone cùng lúc còn nghiện thêm với thuốc lá 92,1%, rượu bia 7,76%, cần sa 1,8%, các chất kích thích dạng Amphetamine 2,4% và thuốc an thần 2% .

dac diem tien su dung chat gay nghien nguoi nghien ma tuy
dac diem tien su dung chat gay nghien nguoi nghien ma tuy

 

đặc điểm người nghiện ma túy
đặc điểm người nghiện ma túy

Tiền sử bệnh có liên quan

Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn (2003), ở 482 người bệnh điều trị nghiện CDTP bằng Naltrexone ngoại trú tại Viện Sức khỏe tâm thần cho thấy tỷ lệ viêm gan siêu vi B và C là 66,9%, trong đó viêm gan siêu vi C có tỷ lệ cao nhất 53,4% .

Nghiên cứu của Lê Đào Bích (2008), tại Bệnh viện châm cứu Trung ương, tỷ lệ nhiễm HIV8,57% trong số người NCMT đang điều trị.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Mai (2007), người NCMT điều trị ngoại trú tại Viện Sức khỏe tâm thần có tỷ lệ mắc các bệnh viêm gan siêu vi B 12,4%, viêm gan siêu vi C 47,7%, viêm gan siêu vi B và C 6%.

Nghiên cứu của Trần Thịnh (2011) tại thành phố Hồ Chí Minh, trong số người NCMT điều trị Methadone cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV 49,6%, viêm gan siêu vi B 11,6%, viêm gan siêu vi C 17,8% và Lao phổi 6,1%.

Nghiên cứu tại 2 điểm điều trị nghiện ma túy bằng Methadone ở thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy bệnh nhân tham gia qua 9 tháng điều trị không có trường hợp nhiễm mới HIV.

Theo một nghiên cứu David S. Metger và cộng sự tại Mỹ (1993), đã tiến hành một nghiên cứu theo dõi sau 18 tháng của một nhóm người sử dụng ma túy có HIV âm tính tham gia điều trị Methadone và không điều trị Methadone, kết quả cho thấy tỷ lệ có HIV dương tính trong nhóm bệnh nhân điều trị Methadone là 3,5% và tỷ lệ này ở nhóm không được điều trị Methadone là 22% .

Theo nghiên cứu của Howard M.Rhoades và cộng sự tại Mỹ (1998) cho thấy người NCMT không được điều trị bằng Methadone có tỷ lệ huyết thanh dương tính với HIV tăng từ 21% tới trên 51% sau 5 năm theo dõi. Với nhóm người NCMT được điều trị bằng Methadone, tỷ lệ này chỉ tăng từ 13% đến 21%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

Qua nghiên cứu của chúng tôi trên 142 người tham gia điều trị Methadone cho thấy có 36 bệnh nhân dương tính với HIV (25,4%), 33 bệnh nhân nhiễm viêm gan B (23,7%), 72 bệnh nhân nhiễm viêm gan C (50,7%), Đồng nhiễm HIV-HBV là 7 bệnh nhân (4,9%), đồng nhiễm HIV-HCV là 20 bệnh nhân (14,1%), đồng nhiễm cả HIV-HBV-HCV là 3 bệnh nhân (2,1 %) và 5 bệnh nhân mắc lao phổi (3,5 %).

Kết quả cũng tương đồng với nghiên cứu của Lưu Hoàng Việt (2013) tại Ninh Kiều Cần Thơ với tỷ lệ nhiễm các bệnh liên quan như HIV (30%), HBV (13,6%), HCV (70,8%) và Lao phổi (1,6%). Trong đó số người nhiễm từ 2 bệnh trở lên lần lượt như sau: HIV và HCV là 22,4%; HIV và HBV là 0,8%; HIV, HBV và HCV có tỷ lệ 4,8% .

Nghiên cứu áp dụng điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng Methadone tại Viện Sức khỏe tâm thần, tỷ lệ nhiễm viêm gan siêu vi B 11,76%, viêm gan siêu vi C 22,45%, cả viêm gan siêu vi B và C là 1,96% .

Nghiên cứu của Cao Kim Vân và cộng sự năm (2010) kết quả điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng Methadone tại phòng khám ngoại trú quận 4, thành phố Hồ Chí Minh, trong tổng số 275 bệnh nhân đang điều trị, số bệnh nhân nhiễm HIV có tỷ lệ là 50,9%, viêm gan siêu vi B 16,7%, viêm gan siêu vi C 42,5%, cả viêm gan siêu vi B và C là 21,4% .

Điều trị thay thế bằng Methadone giúp cho việc giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV cũng như viêm gan siêu vi B và C đang ngày càng gia tăng trong cộng đồng ở những người nghiện chích ma túy. Methadone được sử dụng điều trị cho người nghiện chích ma túy qua đường uống do vậy, việc dự phòng lây nhiễm cho những đối tượng nghiện chích ma túy có hành vi tiêm chích chung, sử dụng bơm kim tiêm bẩn và cũng góp phần làm giảm nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng. Riêng những bệnh nhân có điều trị AIDS bằng thuốc ARV tỷ lệ sử dụng heroin cao hơn người không có điều trị và sẽ có mức liều điều trị cao hơn những bệnh nhân không có điều trị ARV do có sự tương tác thuốc giữa Methadone và thuốc ARV được ghi nhận trước đây.

đặc điểm người nghiện ma túy
đặc điểm người nghiện ma túy

Nguy cơ trầm cảm của người nghiện ma túy

Trong nghiên cứu này cho thấy, trước điều trị có 103 bệnh nhân là không nguy cơ trầm cảm chiếm (75,7%) và có 33 bệnh nhân có nguy cơ trầm cảm là (24,3%). Trung vị điểm Kessler trước điều trị là 14 điểm (10-21) và sau điều trị là 10,5 (10-14). Hiệu số trung vị là 3,5.

Nghiên cứu của tác giả Lưu Hoàng Việt (2013) tại Ninh Kiều, Cần Thơ với tỷ lệ người có nguy cơ trầm cảm thấp tăng từ 74% lên 98,4%, tỷ lệ người có nguy cơ trầm cảm trung bình giảm từ 25,6% còn 1,2% và tỷ lệ thấp người có nguy cơ trầm cảm cao không thay đổi (0,4%); điểm trung bình Kessler đánh giá mức độ trầm cảm trước khi điều trị là 16,39 .Nghiên cứu tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh,  điểm trung bình Kessler sau điều trị là 20,76 .

Liệu pháp Methadone tại thành phố Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh,  quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ và nghiên cứu của chúng tôi đều đi đến kết luận giảm mức độ trầm cảm rõ rệt sau 12 tháng điều trị (tại thành phố Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh) điểm trung bình Kessler là 11,8 và sau 24 tháng điều trị tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ điểm trung bình Kessler là 10,72 .

Vấn đề trầm cảm đối với NCMT có thể giải thích do các yếu tố gây ra như sự hỗ trợ của xã hội kém, ý thức kiểm soát bản thân yếu, tình trạng kinh tế xã hội thấp và lòng tự trọng kém. Kết quả cho thấy cần phải kết hợp điều trị Methadone với liệu pháp tâm lý xoa dịu trầm cảm mà hiện nay chưa có tại các cơ sở điều trị bằng Methadone.

đặc điểm người nghiện ma túy
đặc điểm người nghiện ma túy

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Alert: Content selection is disabled!!