Kiểm định máy đo nồng độ cồn ở đâu? Tầm quan trọng của tem kiểm định

Lượt xem 1086 Views

Kiểm định máy đo nồng độ cồn là hoạt động cần thiết và bắt buộc tiến hành định kỳ. Nhất là với những loại máy đo nồng độ cồn của CSGT. Bởi yêu cầu là phải có tem kiểm định mới được sử dụng trong quá trình xử lý vi phạm giao thông. Vậy kiểm định ở đâu, tem kiểm định quan trọng như thế nào? Mời bạn cùng theo dõi chi tiết hơn thông qua những thông tin dưới đây.

kiểm định máy đo nồng độ cồn
kiểm định máy đo nồng độ cồn

Máy đo nồng độ cồn của CSGT chính xác đến đâu?

Kiểm tra, kiểm định máy đo nồng độ cồn của CSGT được tiến hành thường xuyên

 

máy đo độ cồn Andatech

Nếu có từng chứng kiến khi CSGT làm nhiệm vụ, tiến hành sử dụng các phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở. Hay có tên gọi dân dã hơn là máy đo/máy thổi nồng độ cồn. Bạn có thắc mắc rằng chúng chính xác đến đâu?

Theo ông Điệp – hiện là Vụ trưởng Vụ đo lường quốc gia, máy đo nồng độ cồn của CSGT cần tiến hành kiểm định định kỳ tại nơi đã được cấp phép. Yêu cầu với quá trình kiểm định này như sau:

  • Các sai số nằm trong đặc tính kỹ thuật đo lường cần phù hợp yêu cầu tại Văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam.
  • Cụ thể là vào lần kiểm định ban đầu, sai số không vượt quá 0,020 mg/L hoặc 0,004% BAC thì máy mới được xuất xưởng.
  • Vào các lần tiếp theo, con số sai số không trên mức 0,032 mg/L hoặc 0,006% BAC
  • Chu kỳ kiểm định bắt buộc tiến hành là 1 năm 1 lần.
  • Sau khi kiểm định xong, thiết bị cần được dán tem kiểm định, đồng thời lưu trữ giấy chứng nhận, dấu kiểm định do cơ quan có chức năng, thẩm quyền cấp.
  • Phát hiện phương tiện hết hiệu lực kiểm định hoặc không có chứng nhận thì cần ngay lập tức dừng sử dụng và đưa máy đo đi kiểm định lại. Không được phép sử dụng khi chưa qua kiểm định.

Vậy là người dân có thể an tâm thổi nồng độ cồn mà không cần quá lo lắng về việc có sai lệch kết quả. Từ đó, tầm quan trọng của kiểm định máy đo nồng độ cồn lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.

Kiểm định máy đo nồng độ cồn ở đâu?

Nơi kiểm định đảm bảo tiêu chuẩn

Kiểm định được hiểu là biện pháp kiểm soát về đo lường, được thực hiện bởi tổ chức riêng. Với mục đích đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo. Từ đó xác nhận phương tiện phù hợp với yêu cầu kỹ thuật chung.

Cho đến hiện tại, nơi thực hiện kiểm định máy đo nồng độ cồn hợp pháp, theo đúng quy định của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, chỉ có Viện Đo lường Việt Nam. Nơi đây cung cấp đầy đủ các dịch vụ kiểm định các thiết bị và phương tiện đo, tiến hành với hệ thống máy móc hiện đại, căn cứ theo đúng tiêu chuẩn đã được ban hành.

Cụ thể địa chỉ của Viện đo lường tại:

  • Nhà D – Số 8 đường Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Số 92C6 – Khu dân cư SAVIMEX, phường Phú Thuận, quận 7, TP. Hồ Chí Minh
  • Tầng 10, tòa nhà Trung tâm thông tin Khoa học Công nghệ khu vực phía Nam – Số 1196 đường 3/2, phường 8, quận 11, TP.Hồ Chí Minh

Địa chỉ bán máy đo nồng độ cồn có hỗ trợ kiểm định

kiểm định máy đo nồng độ cồn
kiểm định máy đo nồng độ cồn

Ngoài lựa chọn mang đến trực tiếp các địa chỉ trên để được kiểm định, bạn có thể tìm mua máy đo nồng độ cồn tại nơi có hỗ trợ kiểm định định kỳ.

Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Kim Hưng tự tin là nơi buôn bán, phân phối máy đo nồng độ cồn chính hãng. Không chỉ vậy, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người sử dụng, chúng tôi sẵn sàng:

  • Miễn phí hàng năm chứng nhận và tem kiểm định máy đo nồng độ cồn
  • Miễn phí chi phí bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy tùy theo hợp đồng
  • Hỗ trợ cung cấp hợp đồng kinh tế, hóa đơn tài chính, dự thầu… đảm bảo giá trị pháp lý.

Vậy nên, tìm mua máy đo nồng độ cồn và các thiết bị an ninh khác tại Kim Hưng là lựa chọn sáng suốt. Vừa giúp bạn không phải lo lắng về độ chính xác của phương tiện đo, vừa không đau đầu mỗi khi đến kỳ kiểm định. Trong trường hợp bị thanh tra đột xuất cũng đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc và chất lượng máy chính hãng.

Khi nào cần kiểm định máy đo nồng độ cồn trong hơi thở

Tham khảo thông tư số 07/2019/TT-BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành vào 26/7/2019, đã bổ sung cũng như thay đổi quy định về đo lường với phương tiện đo nhóm 2.

Cụ thể tham khảo bảng sau, đây là 5 trong số 68 phương tiện đo cùng nhóm.

TT Tên phương tiện đo Biện pháp kiểm soát Chu kỳ kiểm định
Phê duyệt mẫu Kiểm định
Ban đầu Định kỳ Sau sửa chữa
1 Phương tiện đo kiểm tra tốc độ tham gia giao thông x x x x 24 tháng
2 Cân ô tô chuyên dùng kiểm tra tải trọng xe cơ giới x x x x 24 tháng
3 Phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở x x x x 12 tháng
4 Phương tiện đo độ ẩm hạt nông sản x x x 12 tháng

Vậy là cần kiểm định máy đo nồng độ cồn trong hơi thở vào các trường hợp sau:

  • Phê duyệt mẫu: biện pháp đánh giá của Tổng cục đo lường, nhằm mục đích đánh giá, xác nhận phương tiện đảm bảo phù hợp về các yêu cầu kỹ thuật.
  • Ban đầu sau khi mới sản xuất xong, cơ sở sản xuất thiết bị đo cần kiểm định và có giấy tờ chứng minh điều này.
  • Trong quá trình sử dụng, nơi sử dụng có trách nhiệm đưa máy đi kiểm định không chỉ định kỳ 12 tháng mà còn sau khi sửa chữa xong.
  • Ngoài ra, một số trường hợp máy đo nồng độ cồn trong hơi thở cần trải qua quá trình thanh tra, kiểm tra về đo lường, do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Khi tiến hành kiểm định đầy đủ và đúng quy trình, đặc tính kỹ thuật và độ chính xác của thiết bị sẽ được duy trì trong suốt thời gian giữa 2 kỳ kiểm định.

Các bước trong quy trình kiểm định máy đo nồng độ cồn

Để quá trình kiểm định diễn ra chuẩn xác và hợp pháp, cần trải qua các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Gửi máy về trung tâm kiểm định

Ngoài việc kiểm định trước khi máy xuất xưởng, việc kiểm định định kỳ thường tiến hành khi tem dán chuẩn bị hết hạn. Cơ sở sử dụng có trách nhiệm đóng bọc cẩn thận và gửi máy về nơi kiểm định.

Bước 2: Trung tâm nhận máy, tiến hành kiểm định theo yêu cầu

Sau khi nhận máy, trung tâm đo lường sẽ sử dụng hệ thống máy móc đạt chuẩn, đi kèm với công nghệ vận hành tiên tiến, phần mềm có độ cập nhật để đo đạc và đánh giá mức độ chuẩn xác khi hoạt động của máy.

Ngoài đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn đo lường quốc gia, còn cần tuân thủ quy trình vận hành từ phía nhà sản xuất.

Bước 3: Thông qua phần mềm mà xuất báo cáo

kiểm định máy đo nồng độ cồn
kiểm định máy đo nồng độ cồn

Trải qua quá trình kiểm định, hiệu chuẩn bằng máy móc, kết quả quá trình đo sẽ được phân tích bằng phần mềm chuyên dụng. Căn cứ vào kết quả thu nhận, so sánh với phạm vi sai số cho phép mà quyết định máy đo nồng độ cồn có thông qua kiểm định hay không.

Ngoài ra, đi kèm đó là bản báo cáo chi tiết về quá trình kiểm định. Có thể lựa chọn lưu trữ hoặc in file báo cáo ra. Hoặc chi tiết hơn là biểu đồ thể hiện các mức đo và mức độ sai số.

Bước 4: Kết luận, dán tem kiểm định máy đo nồng độ cồn

kiểm định máy đo nồng độ cồn
kiểm định máy đo nồng độ cồn

Trong quy trình của Viện đo lường, phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở thuộc về lĩnh vực hóa lý. Phạm vi đo được nằm trong khoảng (0,00-0,70) mg/L. Và cấp chính xác cần đạt 5%.

Hình ảnh tem kiểm định và thời hạn sử dụng

Những máy nào đủ tiêu chuẩn trên sẽ được dán tem kiểm định, cấp giấy chứng nhận và cập nhật trên hệ thống quản lý thiết bị là đã vượt qua kiểm định định kỳ.

Còn trong trường hợp không đạt, tem kiểm định trước đó sẽ bị bóc ra. Máy được giữ lại và khuyến cáo không nên tiếp tục sử dụng.

Dán tem kiểm định máy đo nồng độ cồn có cần thiết?

Vậy là tem kiểm định là bằng chứng trực quan nhất, phản ánh việc máy đo hoạt động bình thường và cho ra kết quả có độ chính xác cao. Việc dán tem kiểm định máy đo nồng độ cồn là cần thiết bởi vì:

  • Các đợt thanh tra đều dựa vào đó để xác nhận xem các cơ quan có tiến hành kiểm định, hiệu chuẩn máy móc định kỳ hay không.
  • Người dân được quyền kiểm tra tem kiểm định, nhất là trong trường hợp tranh cãi kết quả.
  • Đảm bảo con số nồng độ cồn máy đo được là có giá trị bằng chứng trước pháp luật, căn cứ để lập biên bản xử phạt.
  • Tem kiểm định còn là điều kiện cần để máy được phép sử dụng. Tất cả máy quá hạn kiểm định in trên tem đều không được dùng.

Tem kiểm định là sản phẩm không thể làm giả và không thể tự dán. Bởi nó còn liên quan đến hồ sơ máy và giấy chứng nhận. Tốt nhất bạn nên tìm cơ sở đảm bảo để chắc chắn kiểm định máy đo nồng độ cồn xong được dán tem.

Người dân yêu cầu được kiểm tra tem kiểm định khi thổi nồng độ cồn

Làm thế nào để bảo vệ máy đo nồng độ cồn trong hơi thở của bạn khỏi bị hư hại và kiểm định đột xuất?

kiểm định máy đo nồng độ cồn
kiểm định máy đo nồng độ cồn

Nhằm tránh việc hư hỏng dẫn đến sửa chữa và tốn kém chi phí cho việc kiểm định đột xuất, trong quá trình sử dụng cần lưu ý một vài điểm:

  • Hướng dẫn người thổi trước khi kiểm tra nồng độ, hãy súc miệng bằng nước sạch.
  • Kiểm soát và hiệu chỉnh thiết bị của bạn theo khuyến nghị của nhà sản xuất.
  • Theo dõi việc sử dụng pin, chỉ sử dụng pin có nhãn hiệu alkaline.
  • Không thực hiện thổi nồng độ cồn ngay sau khi uống rượu. Nghỉ ngơi ít nhất 30 phút. Nếu không, kết quả có thể sai hoặc thậm chí bạn có thể làm hỏng thiết bị.
  • Không hút thuốc trước khi thử nghiệm cũng như không thở ra khói vào ống ngậm. Nó có thể làm hỏng cảm biến hoặc làm cho bộ lọc khí cần phải hiệu chỉnh.
  • Không nên để máy quá lâu trên ô tô, đặc biệt là trong thời gian mùa đông, vì cảm biến chỉ hoạt động tốt trong khoảng nhiệt nhất định.­

 

Những thông tin về kiểm định máy đo nồng độ cồn mà Kim Hưng cung cấp phía trên rất mong sẽ hữu ích với bạn. Nếu cần thêm thông tin hoặc liên hệ để biết chi tiết từng máy và chế độ bảo hành, hiệu chuẩn, kiểm định… bạn vui lòng gọi đến hotline 0963.889.249.