cai ma túy đá như thế nào ?

Lượt xem 42 Views
cai-ma-tuy-da
cai-ma-tuy-da

“Cai ma túy”, chỉ với ba chữ dễ hiểu và vô cùng ngắn gọn nhưng lại đè nén con người ta như một tảng đá khổng lồ. Những hiểm họa khôn lường từ việc sử dụng ma túy vẫn luôn là vấn đề đau đáu không chỉ với từng cá nhân, gia đình mà đối với toàn xã hội, không chỉ riêng Việt Nam mà là toàn thế giới. Những con số vẫn không ngừng gia tăng đến mức chóng mặt, nhưng lại theo hướng tiêu cực, số người nghiện cũ chưa kịp giảm thì người nghiện mới đã gấp bội.

Với niềm tin mỏng manh nhưng không hề yếu ớt, bài viết này nhằm nhen nhóm ngọn lửa vẫn đang âm ỉ cháy trong mỗi người nghiện và trong toàn xã hội, giúp cho công cuộc thoát nghiện tiến thêm một bước nữa tới vạch đích của vinh quang.

Danh Mục Chính

VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG QUE THỬ MA TÚY

Ma túy là gì

Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng (theo Tổ chức Liên Hợp Quốc).

Các loại ma túy phổ biến

Thuốc phiện

– Cần sa

– Thuốc lắc (ecstasy)

– Heroin (hàng trắng, bạch phiến)

– Cocaine

– Amphetamine

– Morphin

– Một số loại thuốc ngủ hoặc thuốc an thần bị lạm dụng: Seduxen, Senconal, Immenoctal,…

các cách dùng ma túy

Có nhiều cách dùng khác nhau như: tiêm chích, hút, hít, nhai, uống…

lệ thuộc vào ma túy là gì

·         Về mặt thể chất:

Sự lệ thuộc này làm người nghiện phải tiếp tục dùng ma túy bằng bất cứ giá nào, bởi nếu ngưng ma túy ngay lập tức sẽ gây ra những cơn vật vã (có thể rất nặng nề) do thiếu ma túy. Ở sự lệ thuộc về mặt thể chất này, thường thấy có hiện tượng tăng liều, tức là con nghiện sau một thời gian dùng ma túy phải tăng liều sử dụng để duy trì khoái cảm như lúc đầu.

·         Về mặt tâm lý:

So với lệ thuộc về mặt thể chất thì lệ thuộc về mặt tâm lý nghiêm trọng hơn. Thậm chí khi đã được điều trị không còn cảm giác vật vã trên thể xác nữa, người nghiện vẫn bị cám dỗ sử dụng ma túy trở lại. Một số ma túy ít gây vật vã nhưng người dùng vẫn nghiện và không thể từ bỏ được do sự lệ thuộc về tâm lý. Ví dụ: cần sa, amphetamine.

Các loại như: thuốc phiện, heroin, cocain không chỉ làm lệ thuộc về thể chất mà còn cả tâm lý với mức độ gây nghiện cao, đó là những loại ma túy nguy hiểm nhất. Nó đòi hỏi người nghiện phải sử dụng ma túy như một phương thức để tồn tại.

que thử ma túy đá | cỏ mỹ là gì | lá cần sa

Thế nào là nghiện ma túy

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Nghiện là trạng thái ngộ độc kinh niên hay từng thời kỳ do sử dụng lặp đi lặp lại một chất tự nhiên hay ma túy tổng hợp. Nó làm cho người nghiện thèm muốn điên cuồng, không thể kiềm chế được, bằng mọi phương thức phải tiếp tục sử dụng, dần dần gây ra tăng liều lượng, lệ thuộc về tâm lý & thể chất, gây nguy hại cho chính người nghiện & xã hội.

Nghiện ma túy là một bệnh não mạn tính

ton-thuong-nao-do-su-dung-ma-tuy-da
ton-thuong-nao-do-su-dung-ma-tuy-da

Theo Leshner phát biểu trong bài nghiên cứu của ông vào năm 1997, “nghiện là một bệnh tái phát mạn tính của não bộ”. Đây là một quan niệm hoàn toàn mới đối với công chúng, với nhiều nhà hoạch định chính sách, và thậm chí là cả với nhiều chuyên gia y tế.

Vì sao con người tìm đến ma túy?

Vì họ thích những gì mà ma túy gây ra cho não bộ của mình, thậm chí chỉ là một khoảnh khắc thoáng qua. Tuy nhiên, việc sử dụng ma túy là một hành vi hoàn toàn có chủ đích và có thể phòng tránh được. Mặc dù vậy, ngay cả khi đã biết rõ các hậu quả xấu xa của ma túy, nhiều người vẫn cố kiếm tìm và sử dụng chúng.

Ma túy gây ra những biến đổi rõ ràng về mặt cấu trúc, chức năng đối với não bộ, đã được kiểm chứng trên thực nghiệm bằng các xét nghiệm hình ảnh học sọ não.

Những thay đổi trên não bộ thậm chí vẫn còn tồn tại rất lâu sau khi người nghiện đã ngừng sử dụng ma túy. Tuy nhiên, điều đáng mừng là chúng ta có thể hoàn toàn cải thiện được những thương tổn này bằng điều trị.

cac-thay-doi-tich-cuc-sau-khi-ngung-ma-tuy
các thay đổi tích cực sau khi ngừng ma túy

 Có phải ai dùng ma túy cũng đều bị nghiện không?

Câu trả lời là “không”. Chúng ta sẽ thấy rằng có một số người bị nghiện nhưng một số khác thì không. Lí do là vì mức độ dễ bị tổn thương của mỗi người hoàn toàn khác nhau. Mà trong đó, có hai thành phần chính yếu là gien (di truyền) và môi trường, chúng tác động qua lại lẫn nhau.

Cuối cùng, giống như các bệnh mạn tính khác như đái tháo đường, hen, tăng huyết áp,… nghiện ma túy cần phải được điều trị và theo dõi lâu dài, thậm chí đến suốt đời của người nghiện.

Làm gì khi biết người thân nghiện ma túy

Đầu tiên, phải thật bình tình và sáng suốt để tìm cách giải quyết, không nên hốt hoảng, rơi vào đau khổ, trốn tránh thực tế.

– Gặp riêng và trao đổi ân cần với người đó để tìm hiểu thực hư vấn đề và những khó khăn mà họ đang trải qua

– Chuẩn bị kĩ lưỡng các thông tin về ma túy và tác hại của chúng cũng như các cách cai nghiện để có thể giúp đỡ và tư vấn cho họ.

Trong trường hợp họ từ chối trao đổi về việc sử dụng ma túy với gia đình, người thân, có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ một người gần gũi với họ, một người mà họ tin tưởng.

cai nghiện ma túy là gì 

Cai nghiện ma túy là một biện pháp tổng hợp, là một tập hợp các phương thức tác động về y học, đạo đức, pháp luật, giáo dục… với mục tiêu giúp người nghiện có thể cắt đứt các triệu chứng liên quan đến nghiện, hồi phục sức khỏe thể chất và tinh thần, cuối cùng là có thể tái hòa nhập với cộng đồng.

Từ bỏ ma túy là một chặng đường rất lâu dài và gian nan đòi hỏi sự quyết tâm, ý chí vững vàng, nổ lực hết mình của cả bản thân người nghiện và người thân, gia đình người nghiện.

Thế nào là cắt cơn nghiện ma túy

Cắt cơn bao gồm các biện pháp chăm sóc y tế được sử dụng để giúp người nghiện ngừng sử dụng các chất gây nghiện và từ bỏ sự lệ thuộc vào ma túy về cả thể xác lẫn tinh thần.

Trong thời gian này, cơ thể người nghiện có thể xuất hiện các triệu chứng vật vã, bứt rứt, khó chịu, mất ngủ, sốt nhẹ,… và thèm khát ma túy trở lại. Bác sĩ có thể sử dụng thuốc hỗ trợ để cắt cơn cho người nghiện. Các triệu chứng trên sẽ giảm dần sau 7-10 ngày.

Tái nghiện là gì 

Tái nghiện là không còn duy trì được sự thay đổi trong hành vi, gây sử dụng các chất gây nghiện trở lại, thường đi kèm với các triệu chứng bị tái lệ thuộc.

Cần phân biệt giữa hai khái niệm: sử dụng lại một lần và tái nghiện. Sử dụng lại một lần là một hành động độc lập “chỉ xảy ra một lần duy nhất”, là một thời gian sử dụng chất gây nghiện rất ngắn, mà người sử dụng không thể quay lại trạng thái trước khi sử dụng nhưng có khả năng (thường được sự giúp đỡ của gia đình, mọi người xung quanh) trở về được trạng thái kiêng khem nhanh chóng và hợp lí. 

Việc tái nghiện không bao giờ chỉ là hành vi nhất thời. Nó là một quá trình tư tưởng nhận thức và cuối cùng là quay lại con đường nghiện ngập. Do đó, phục hồi cho những người nghiện ma túy không chỉ là một quá trình để từ bỏ sử dụng ma túy, mà còn nhằm duy trì được trạng thái sống không có ma túy.

Bên cạnh đó, không nên coi việc tái nghiện là một thất bại của quá trình cai nghiện mà nên nhìn nhận nó như một đặc tính bình thường của công tác điều trị. Đa số đối tượng sẽ phải tái nghiện một vài lần trong khi cố gắng cai nghiện và có một số sẽ không thể nào thoát ra khỏi nó được.

cai nghiện ma túy thành công là như thế nào

Gọi là phục hồi thành công khi người nghiện đã:

  • Từ bỏ được ma túy (ít nhất là 1 năm)
  • Tự quản lý được bản thân .
  • Có một lối sống lành mạnh, điều độ.
  • Thực hiện thành công trong việc thay đổi nhận thức.

Ví dụ một Mô hình quản lý – giáo dục và quy trình cai nghiên tại trung tâm Nhị Xuân.

Lịch sinh hoạt hằng ngày:

6h00 Báo thức 13h00 Báo thức
6h10 Tập thể dục 13h30 Học tập lao động
6h45 Ăn sáng 16h45 Ăn chiều
7h30 Học tập lao động 17h00 Sinh hoạt tự do
10h45 Ăn trưa 19h00 Giao ban tự ám thị
11h30 Nghỉ trưa. 21h30 Đi ngủ

Tác hại của ma túy 

Tác hại của ma túy đối với cá nhân

  Về sức khoẻ: tinh thần, ý thức luôn trong trạng thái căng thẳng để đối phó với ma túy.

  Ma túy dạng hít gây tổn thương niêm mạc vùng mũi.

  Ma túy dạng hút gây tổn thương đường hô hấp, suy yếu phổi dẫn đến dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

  Ma túy dạng chích dễ gây lan truyền các bệnh qua đường máu, qua tiêm chích như sốt rét, viêm gan siêu vi B, HIV/AIDS.

 Tại các ổ chích, ma túy thường bị pha thêm một số chất bẩn có thể gây áp xe dẫn đến cắt cụt chân tay, hoặc gây nhiễm trùng máu có thể dẫn đến chết người. Các tác hại gồm căng thẳng thần kinh, ngủ hay giật mình, rối loạn hô hấp, tâm thần, tim mạch, và thậm chí đột tử do quá liều ma túy.

Thời gian sử dụng ma túy càng lâu, tích lũy càng nhiều, thì hậu quả càng nặng nề bấy nhiêu. Trên não bộ, ma túy gây ra những tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn, làm suy giảm khả năng nhận thức – xử lý thông tin – khả năng tự chủ dẫn đến việc sớm lệ thuộc vào ma túy, kích động mạnh mẽ khi nghĩ đến hoặc khi sử dụng ma túy.

Về mặt hành vi, người nghiện ma túy xuất hiện những nhân cách ứng xử không phù hợp, những thói quen xấu – chính những điều đó đã ngăn cản người nghiện hòa nhập với cộng đồng, mất đi lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm. Hầu hết người nghiện nặng không cần hoặc không còn khả năng nhận biết những hậu quả do hành vi mình của mình gây ra.

Khi mới nghiện, tình dục của người nghiện bị kích thích dẫn đến quan hệ tình dục buông thả, khi nghiện đã lâu sẽ xảy ra tình trạng bất lực ở nam giới, ở nữ thì rối loạn kinh nguyệt, hư thai, sinh non, con sinh ra bị nghiện bẩm sinh.

Người nghiện ma túy không đủ nghị lực, cũng như không đủ nhận thức để sống một cách trong sạch. Năng lực làm việc, học tập bị sa sút. Nhân cách thay đổi, trở nên nhu nhược, yếu đuối, ý chí suy sụp, nghị lực kém. Khi đã no thuốc, họ dành tất cả thời gian để hưởng thụ, người lớn tuổi tìm chỗ yên tĩnh để nằm, người trẻ tuổi dễ bị kích động, lao vào những cuộc chơi nguy hiểm, đốt tay, rạch da, gây sự, đánh nhau, đua xe… khi đói thuốc, họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì, kể cả tội ác như buôn bán ma túy, trộm cắp, lừa đảo, cướp giật, mại dâm.

Tác hại của ma túy đối với gia đình người thân

Ba mẹ, anh chị em của con nghiện cũng dễ dàng có tinh thần tiêu cực, thiếu tin tưởng vào việc điều trị của con cái, người thân của họ. Nhất là sau nhiều lần cai nghiện bất thành, dẫn đến phát sinh lòng căm ghét, hờn giận, xem con nghiện như là những “cục nợ”. Tư vấn viên hỗ trợ lúc này nên thường xuyên trao đổi, giúp họ thay đổi suy nghĩ. Các bậc cha mẹ cũng cần dành đủ thời gian để hàn gắn vết thương do việc nghiện ma túy của con em họ gây ra.

  • Đau khổ vì trong nhà có người nghiện. Công việc của gia đình dễ bị ảnh hưởng. Tài sản gia đình bị hủy hoại, cạn kiệt về mặt tài chính do người nghiện phung phí tiền bạc để mua thuốc phiện.
  • Đổ vỡ hạnh phúc gia đình nếu chồng hay vợ nghiện ma túy. Con cái bị bỏ bê, gia đình mang tai tiếng, xấu hổ với họ hàng, làng xóm láng giềng khi trong nhà có người nghiện.
  • Tốn tiền bồi thường cho những hậu quả người nghiện gây ra do quậy phá, ẩu đả, đua xe, lạng lách, gây tai nạn giao thông …
  • Tốn tiền bạc, công sức, thời gian chăm sóc khi người nghiện mắc những chứng bệnh do sử dụng ma túy.
  • Tốn thời gian thăm nuôi khi đối tượng nghiện phải vào tù vì vi phạm pháp luật, khi đi cai nghiện.

Tác hại của ma túy đối với xã hội

Ma túy làm chảy máu ngầm nền kinh tế của đất nước.

  • Để có tiền thỏa mãn cơn nghiện, con nghiện không từ hành vi nào để có tiền. Những hành vi phạm pháp như: trộm cắp, giật đồ, móc túi, buôn lậu… Khi nữ giới nghiện ma túy có khi phải làm nghề bán dâm để có tiền sử dụng ma túy… và thậm chí giết người. Vì thế, nghiện ngập là đầu mối dẫn đến các tệ nạn ngoài xã hội.
  • Do ảo giác của một số loại ma túy tổng hợp mà người nghiện có thể có hành vi nguy hiểm, hung hãn, quậy phá, gây rối trật tự an ninh xã hội hoặc có khi nổi máu “anh hùng”, đua xe gây tai nạn giao thông.
  • Người nghiện ma túy đá sẽ đánh mất chính mình, gia đình, phá hủy tương lai, hủy hoại con người, không giúp ích được gì cho xã hội.
  • Xã hội tốn kém kinh phí để xây dựng lực lượng phòng chống, khắc phục các hậu quả của việc nghiện ma túy.

Hệ lụy gây ra là vô kể, trong đó HIV/AIDS là một thảm họa.

Người nghiện không lao động, xã hội phải tốn chi phí do con nghiện gây ra, công tác cai nghiện lại quá tốn kém mà kết quả không được bao nhiêu.

Ma túy làm hỏng thế hệ trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa, làm tổn thất lực lượng lao động trẻ, vì phần lớn đối tượng nghiện trong độ tuổi từ 16 đến 25.

QUY TRÌNH CAI NGHIỆN MA TÚY

Vòng lẩn quẩn

Thực tế cho thấy chúng ta đã nỗ lực đấu tranh bài trừ nạn ma túy suốt nhiều năm nay. Nhưng cho đến hiện tại, những nỗ lực này vẫn chưa đạt được kết quả tương xứng. Con số tái nghiện sau khi cai nghiện luôn ở mức cao từ 90% đến 98%. Và 90% con nghiện tái phát sau khi được tự do trở lại (hoặc sau các mức xử lý khác nhau). Một vòng tròn cứ lặp đi lặp lại: bắt – thả – tái phạm – bắt – thả… Và tệ nạn này càng trở nên vô cùng nghiêm trọng.

Thực tế, số người cai ma túy hoàn toàn thì thấp, còn số người nghiện mới lại cao, xóa được tụ điểm này thì tụ điểm khác lại mọc lên. Có thể nói, chúng ta mới chỉ tập trung giải quyết đầu vào mà chưa thể giải quyết được đầu ra, nên số đã cai nghiện rồi tái nghiện càng nhiều, làm cho số người nghiện luôn tăng trở lại.

Không ai, không một trung tâm nào dám quả quyết chữa được dứt điểm căn bệnh mạn tính này. Một trong những đại diện của Trung Tâm Cai Ma Túy – Bạn Giúp Bạn Sài Gòn nhận xét: “Tái nghiện ngày càng trở nên phổ biến tới mức được coi là một hiện tượng bình thường và tất yếu. Việc người nghiện ra vào trung tâm 5-7 lần, thậm chí 10 lần cũng là chuyện hết sức bình thường”.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến “dịch tái nghiện”, trong đó, chủ yếu nhất là chúng ta chưa có một mô hình điều trị mang tính khoa học để theo kịp những rối loạn tâm sinh lý của người nghiện.

Theo bác sĩ Nguyễn Khánh Duy: “Hiện nay chúng ta loay hoay tìm kiếm một mô hình tốt cho việc cai nghiện. Việc này quả là rất khó thực hiện, vì không có phương pháp điều trị, giáo dục chung nào thích hợp với từng đối tượng nghiện. Phương pháp điều trị – giáo dục tốt cho người này chưa hẳn đã phù hợp cho người khác…”

Nguyên tắc điều trị:

Không có một loại thuốc hay một biện pháp đơn độc nào có thể giúp cai nghiện ma túy dứt điểm. Cai nghiện ma túy cần phải tuân theo một liệu pháp tổng hợp, thống nhất, đồng bộ, linh hoạt, xuyên suốt và kịp thời

Các biện pháp thực hiện

Người nghiện phải được điều trị toàn diện, bên cạnh việc sử dụng thuốc còn phải được giáo dục, phục hồi nhận thức, hành vi, giải quyết những chấn thương tinh thần và mâu thuẫn nội tâm bằng các biện pháp không dùng thuốc. Như:

  • Tư vấn
  • Tâm lí liệu pháp
  • Giáo dục liệu pháp
  • Quản lý
  • Học tập xã hội – Tự giúp đỡ
  • Lao động

Nếu không giải quyết hết những vấn đề trên cho người nghiện thì đa phần họ sẽ lại tái nghiện trở lại sau khi cai về.

Đó cũng là lí do tại sao hầu hết các chương trình cai nghiện thường mang lại kết quả không mấy lạc quan và tích cực.

Thời gian cai nghiện ma túy bao lâu

Để việc điều trị mang lại hiệu quả thì phải duy trì đủ thời gian nhất định. Khoảng thời gian này chính là để phục hồi hệ thống thần kinh não bộ, điều chỉnh hành vi, nhận thức, giải quyết thương tổn tâm lí, đồng thời trang bị niềm tin, bản lĩnh, kỹ năng sống để người nghiện vươn lên, trở về cuộc sống bình thường, tái hòa nhập vào cộng đồng.

Thời gian lí tưởng để cai nghiện thường kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm.

Trong thời gian này, người nghiện không bắt buộc phải cách li hoàn toàn với xã hội mà nên phối hợp giữa ngoại trú với nội trú xen kẽ nhau ví dụ như giúp đỡ kèm theo những biện pháp quản lí chặt chẽ tại cộng đồng, kết hợp giữa nội trú và ngoại trú bằng thuốc Naltrexone trong cai nghiện Heroine. Và không thể thiếu công tác giáo dục.

Nhiều người vẫn tin vào một quan điểm sai lầm đó là: cắt cơn nghiện là cai nghiện thành công. Thực tế thì cắt cơn chỉ là giai đoạn đầu, là bàn đạp cho công cuộc điều trị phía sau. Việc cắt cơn nghiện được ví như làm cho chiếc xe nổ máy nhưng chưa chạy được.

Một điều quan trọng cần phải ghi nhớ, đó là ngay cả khi gọi là cai nghiện thành công thì người nghiện vẫn phải tiếp tục cai nghiện cả đời.

Các điều kiện giúp cho việc điều trị mang lại kết quả tốt

Nguyên tắc “4 đúng”:

  • Đúng thuốc
  • Đúng người bệnh
  • Đúng thời gian
  • Đúng phương pháp

Các tiêu chuẩn của một trung tâm cai nghiện tốt:

  • Về phương pháp điều trị: Toàn diện – Tổng hợp – Khoa học
  • Về cơ sở vật chất: đầy đủ, đáp ứng kịp thời các yêu cầu đa dạng của người nghiện
  • Về đội ngũ cán bộ: có trình độ, có tâm huyết, được đào tạo chuyên môn cao, có hiểu biết sâu sắc về cai nghiện
  • Về công tác quản lí: chặt chẽ, năng động, kịp thời, thống nhất

Những vấn đề chính trên đối tượng cần phải điều trị

Có 4 vấn đề chính cần phải giải quyết như sau:

  1. Những thương tổn trên hệ thống thần kinh và não bộ
  2. Các rối loạn và suy giảm trong nhận thức, hành vi, nhân cách người nghiện
  3. Các chấn thương tâm lý
  4. Tình trạng đói ma túy trường diễn của người nghiện, kể cả sau khi đã cai nghiện.

Tóm lại, những hồi tưởng, tổn thương não bộ, rối loạn nhận thức-hành vi-nhân cách và chấn thương tâm lí làm cho đối tượng sau khi đã cai rồi quay trở lại tái nghiện.

Phương pháp và phác đồ trị liệu cai ma túy theo cơ sở y tế

1.1 Thuốc tây y hỗ trợ cai ma túy

Chủ yếu là sử dụng các loại thuốc hướng thần. 

Điều trị cắt cơn nghiện hay điều trị giải độc tố do thuốc phiện gây ra thực chất là giải quyết cơn vật vã của việc cai ma túy.

Các loại thuốc an thần cần cho quy trình cai nghiện và phục hồi như sau: (việc dùng thuốc an thần gây ngủ bắt buộc phải có sự chỉ định của bác sỹ chuyên môn)

Thuốc giải lo âu: diazepam

Trạng thái lo âu, bồn chồn, nôn nao là những trạng thái tâm thần cơ bản, thường xuyên xuất hiện trong quá trình cai nghiện . Những người cai ma túy nhiều lần, do nhớ lại những cảm nhận đau khổ trong những lần cai trước nên sẽ càng lo âu nhiều hơn. Do vậy, thuốc giải lo âu nên được sử dụng trước tiên, liên tục & nhất là trong 1, 2 ngày đầu.

Hai ngày đầu: cho uống diazepam – 2 viên (5mg) cách 4 giờ lại cho uống 1 lần cho đến khi đối tượng hết cảm giác bồn chồn và có thể ngủ yên.

Sau khi tỉnh giấc nếu vẫn còn tiếp tục lo âu thì tiếp tục cho uống thuốc như trên trong ngày thứ 3, nhưng đến ngày thứ 4 thì bắt đầu giảm liều: 2 viên 1 lần, cách 6 đến 8 tiếng thì uống lại.

Ngày thứ 5: cắt hẳn thuốc để tránh gây nghiện thuốc.

  Thuốc an thần kinh: levomepromazin

Đa số biểu hiện của việc cai ma túy & các rối loạn thần kinh thực vật có thể được hỗ trợ bằng diazepam. Nếu có triệu chứng nặng hay phức tạp hơn thì mới sử dụng levomepromazin – một loại an thần kinh.

Lần đầu: Uống 2 viên (25 mg).

Lần hai: Sau 1 tiếng, nếu chưa an dịu & huyết áp tối đa bằng hoặc cao hơn 100 mmHg thì cho đối tượng uống thêm bốn viên.

Lần ba: Sau 1 tiếng, nếu vẫn chưa chịu an dịu & huyết áp như trên thì cho bệnh nhân tiếp tục uống thêm bốn viên.

Lần bốn và những lần sau: đợi sau 2 giờ, nếu chưa an dịu và huyết áp vẫn như trên thì cho uống bốn viên nữa.

Kết quả nghiên cứu của Viện Sức Khỏe Tâm Thần cho thấy: sau 2 – 6h (4-16 viên, trung bình là 10 viên) thì bệnh nhân an dịu và ngủ ngon (có thể đến 16-20 giờ liền). Khi bệnh nhân ngủ dậy vẫn yên tĩnh thì không cần cho thêm levomepromazin nữa.

  Thuốc tăng huyết áp: Heptaminol

Chỉ sử dụng khi huyết áp tối đa dưới 100 mmHg.

Thường gặp khi sử dụng levomepromazin ở liều cao hay những bệnh nhân tiêm chích thuốc phiện.

Heptaminol viên nén 0,2 mg, uống từ 2-3 lần trong 24 giờ. Có thể dùng từ 2-3 ngày sau khi phát hiện hạ huyết áp và thôi dùng khi huyết áp trở lại bình thường.

Nếu huyết áp tụt nhiều cần xử trí cấp cứu ngay bằng thuốc tiêm thay thuốc viên.

  Thuốc giảm đau: Paracetamol

Dùng khi bệnh nhân đau nhức cơ bắp nhiều.

Paracetamol: 2 viên (0,5 mg) uống từ 2-3 lần trong 24 giờ, có thể dùng trong 3 ngày đầu.

  Thuốc chống co thắt: phloroglucinol (spasfon)

Dùng khi bệnh nhân có triệu chứng đau quặn ở bụng do co thắt các cơ quan đường tiêu hóa.

Spasfon viên nén 80 mg: Uống mỗi lần 2 viên, 2-3 lần trong 24 giờ.

   Thuốc chống tiêu chảy và mất nước:

Tiêu chảy và nôn trong quá trình cai nghiện thường do tăng nhu động ruột, có thể dùng Spasfon.

Nếu tiêu chảy kéo dài kèm theo vã mồ hôi, nôn, gây mất nước cần cho uống thêm dung dịch oresol.

Một gói hòa với một lít nước đun sôi để nguội (theo công thức của WHO) cho uống từ 3-4 lít trong 24 giờ, chia ra nhiều lần.

 Thuốc gây ngủ: Alimemazin.

Hầu hết các trường hợp dùng diazepam và levomepromazin với liều lượng kể trên đã làm cho bệnh nhân yên tĩnh ngủ ngon và ngủ lâu.

Sau khi cắt diazepam và levomepromazin nếu vẫn còn mất ngủ thì dùng alimemazin-một loại thuốc ngủ không gây nghiện, có thể dùng lâu dài.

Alimemazin viên nén 5mg uống 2 – 4 viên trước giờ ngủ, có thể cho uống thêm 2-4 viên nữa nếu bệnh nhân chưa ngủ được.

Dùng thuốc đến khi giấc ngủ trở lại bình thường thì giảm liều rồi cắt hoàn toàn.

1.2/ Thuốc đông y hỗ trợ cai ma túy

Phương pháp châm cứu:

Dùng nước đá bọc trong nylon đặt lên các hỏa huyệt giúp làm mát

Dùng kim châm

Điện châm

 

✔ Phương pháp mới bằng tia laser

Nhằm tạo ra sự hưng phấn giả tạo cho bệnh nhân với mức độ cao hơn ma túy gây ra, đặc biệt là không tạo ra sự đau đớn. 

Dựa trên cơ sở khoa học, đó là trong mỗi người bình thường đều tồn tại chất Endorphine, còn gọi là ma tuý nội sinh. Nó giúp cơ thể vượt qua những đau đớn về thể xác & tinh thần khi gặp những biến cố trong cuộc đời. Ở những người nghiện ma túy, ma túy nội sinh bị giảm dần và không còn. Vì thế khi hết ma túy bên ngoài đưa vào các con nghiện sẽ sớm bị mất cân bằng, đau đớn về tinh thần và thể xác. Thiết bị cai nghiện ma túy bằng tia laser sẽ tác động và kích thích Endorphine sản sinh trở lại.

Kết quả điều trị thử nghiệm ở những bệnh nhân nghiện ma túy nặng cho thấy có thể cắt cơn sau 5 ngày điều trị. Bệnh nhân không còn lên cơn nghiện, việc ăn uống trở lại bình thường, thậm chí lên cân. Đặc biệt, sau điều trị, bệnh nhân có thể tắm rửa lại bình thường và không còn sợ nước. Sau đó, tiếp tục điều trị thêm khoảng 10-20 ngày để dứt hoàn toàn. Kiểm tra lượng heroin trong cơ thể người nghiện giảm rõ rệt. Khi nghiện, lượng morphine trong nước tiểu bệnh nhân trung bình từ 10.000 ng/ml. Sau khi điều trị bằng laser, lượng morphine trong nước tiểu trở lại bình thường ở 200ng/ml. 

Phương pháp điều trị tích cực trong việc cai ma túy

Về mặt vật lý

  Xoa bóp:

Thực hiện khi người nghiện bắt đầu bứt rứt muốn sử dụng lại ma túy. Dùng cả 2 lòng bàn tay xoa bóp đều, nhẹ nhàng toàn thân, đặc biệt ở vùng đầu và cột sống, ít nhất 3-4 lần mỗi ngày, mỗi lần 30 phút, cho đến khi bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và muốn ngủ. Có thể dùng máy mát xa, rung đều toàn thân như trên.

 Tắm nước mát:

Ngày đầu tiên ngưng ma túy, đối tượng có thể được xông hơi bằng nước lá dân tộc, giúp cơ thể thư thái dễ chịu. Ngày thứ 2, thứ 3 do vật vã nhiều, không nên xông hơi nữa mà cần tắm nước mát tối thiểu 3 lần/ngày để cơ thể bớt khó chịu, bứt rứt, nếu sợ lạnh, có thể tắm nước ấm trước rồi nước mát sau.

 Dinh dưỡng:

Trong 3 ngày đầu người nghiện thường hay nôn ói, không muốn ăn. Nên ăn những thức ăn mát như:

 Hạt, củ: Đậu đỏ, đậu nành, đậu đen, mè…

Rau: Mồng tơi,xà lách xoong, rau má, ngò tây…

 Trái: Khổ qua, cà chua, bí đao, cam, lê…

 Thịt: Cá lóc, thịt heo, cua đồng…

Về mặt tâm lý

Chuẩn bị tâm lý cho người nghiện, thuyết phục người nghiện tự giác, tự nguyện bỏ/cai ma túy và chuẩn bị tinh thần thật kỹ khi bước vào cắt cơn.

Tư vấn với cá nhân người nghiện: Là việc ai cũng có thể làm được từ người đơn giản với những lời nói mộc mạc, đến người tinh tế nhạy bén trong tư duy nhận thức. Quan trọng hàng đầu là lấy được lòng tin của người nghiện. Nếu như được họ tin tưởng thì người tư vấn đã đi được hơn nửa chặng đường. Để lấy được lòng tin cần có:

  • Sự đồng cảm: Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ để cảm nhận đau đớn, dày vò mà họ đang chịu đựng. Biết lắng nghe để tìm ra nguyên nhân trong những vấn đề phức tạp của họ. Nếu tư vấn viên nói nhiều hơn nghe thì có nghĩa là anh ta không có cơ hội hiểu biết về họ.
  • Tích cực quan tâm đến cảm xúc của họ, làm họ cảm nhận được rằng tư vấn viên rất quan tâm đến cuộc đời của họ.
  • Thiết lập một quan hệ tốt đẹp với bệnh nhân.
  • Nắm vững tâm sinh lý của người nghiện để biết được thời điểm có thể làm thay đổi nhận thức của họ.
  • Nhận biết được những điểm mạnh, sở trường của người nghiện để nhắc nhở rằng họ vẫn là người có đầy đủ khả năng sống và làm việc như một người bình thường.
  • Tạo cho người nghiện những thử thách từ nhỏ đến lớn để tăng dần ý chí phấn đấu và lòng tự trọng của họ.
  • Biết lợi dụng nghịch cảnh của họ và nội quy chặt chẽ trong trung tâm để hướng bệnh nhân hợp tác với việc điều trị.
  • Khích lệ, cổ vũ khi họ làm tốt, chia sẻ an ủi khi họ cố gắng mà vẫn chưa làm tốt được.

Với gia đình: tùy thuộc từng đối tượng, từng hoàn cảnh, nhất là với những gia đình phức tạp. Gia đình thường ở trong tình trạng xáo trộn. Khi hành vi của người nghiện khả quan hơn thì các mâu thuẫn trong gia đình dễ dàng được cải thiện tốt hơn. Cần nổ lực lôi kéo sự tham gia của tất cả những thành viên trong gia đình.

Vì cảm giác tội lỗi và xấu hổ vì có con cái bị nghiện, nên không ít bậc cha mẹ ngăn cản con đến điều trị tại các trung tâm, mà chỉ cho điều trị tại nhà, trong khi tình trạng nghiện của đối tượng đã đến mức không thể điều trị tại nhà được nữa. Cần tích cực động viên, chuẩn bị tâm lý cho gia đình để họ có thể can đảm đối diện.

Với cộng đồng: Tách đối tượng ra khỏi môi trường có ma túy, hạn chế việc tiếp xúc với con nghiện cũ, hoàn cảnh cũ. Có cái nhìn tích cực, quan tâm, động viên giúp đỡ họ hoàn cải, không nên xa lánh, nghi kỵ, coi là phần tử xấu của xã hội. Hãy xem người nghiện là nạn nhân chứ không phải là tội phạm. Cần tạo được sự phối hợp nhất quán của ban ngành đoàn thể để giúp đỡ người nghiện có được môi trường lành mạnh.

Về sinh hoạt

Lao động

Tổ chức cho người nghiện tham gia các hoạt động lao động hằng ngày như: dọn vệ sinh, nấu ăn, trồng cây… nhằm giúp họ hiểu được giá trị của lao động. 

Tổ chức quản lý, phân công lao động một cách hợp lý, từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp, bảo đảm an toàn lao động.

Sự phân công lao động phải phù hợp với tuổi, sức khỏe, giới tính, trình độ, nghề nghiệp của từng đối tượng.

 Dạy nghề: 

Tùy vào cơ sở vật chất, kinh phí, nhu cầu của người nghiện. Cơ sở chữa bệnh có thể mở các lớp dạy nghề, đào tạo việc làm cho người nghiện, hoặc gửi đến các trung tâm việc làm để học nghề.

 Vui chơi giải trí:

Tổ chức thể dục thể thao, hoạt động vui chơi lành mạnh như bóng đá, văn hóa, nghệ thuật, bóng chuyền, giao lưu, học chuyên đề, xem ti vi … bắt kịp những thông tin ngoài xã hội.

Thiền trong cai ma túy

Vai trò của vô thức ngày càng quan trọng hơn trong công tác cai nghiện ma túy. Đạo Phật chủ trương dùng nội lực của chính bản thân để tìm thấy sự hiểu biết. Còn ở Thiên Chúa Giáo thì là tha lực, tức là tôn thờ một Đấng tối cao để cầu xin sự hỗ trợ. Bên cạnh đó, cũng có thể dùng niềm say mê Tôn Giáo thay thế cho đam mê ma túy.

Hiện tại, có 3 phương pháp cai nghiện ma túy được công nhận ở châu Mỹ, châu Âu, và một số nước châu Á. Đầu tiên là can thiệp bằng y học (thuốc, châm cứu…), kế đó là tâm lý trị liệu bằng các phương pháp tích cực (tư vấn, sinh hoạt, dạy nghề…) và cuối cùng là liệu pháp tâm linh. Đây không chỉ là “suy tư bàn giấy” mà kết quả thực tế đã được chứng minh trên nhiều nước trên thế giới.

Ở Thái Lan, người nghiện ma túy được đưa vào Chùa, thực hiện nghi thức tẩy uế và thề nguyền trước tượng Phật. Họ được uống một loại lá thuốc làm nôn ói tất cả mọi thứ trong ruột, điều này không đơn giản là để “xúc ruột”, mà còn mang ý nghĩa thanh lọc, loại trừ tà uế, tống khứ ra ngoài mọi cặn bã, tội lỗi,… Khi đã loại trừ được mọi thứ ấy, họ sẽ trở thành con người mới. Và thề nguyền trước tượng Phật sẽ không quay lại với đam mê, tà uế cũ … mà từ nay sống với con người mới, hướng thượng để đi đến cõi “niết bàn”. Sau đó, đối tượng được điều trị hỗ trợ bằng các phương pháp khác tại Chùa để giúp phục hồi thể lý. Đồng thời đối tượng cũng phải tuân theo quy chế của việc điều trị như: tham thiền, tụng kinh, niệm Phật, ăn chay…

Ở Braxin và ở Đức, các Tu sĩ và Linh Mục Dòng Anh Em Hèn Mọn (OFM), cùng với một số giáo dân, đã khởi xướng việc điều trị bằng phương pháp tâm linh, thông qua Hội Thánh Phúc Am Ngũ Tuần, kết quả chống tái nghiện ma túy cao nhất ở Mỹ hiện nay là 64%.

Chương trình trị liệu này gồm 4 giai đoạn:

ⅰ> Loại trừ ma túy : thường kéo dài 4 tháng.

Tuyên bố từ bỏ/ cai ma túy. “Từ bỏ ngẫu tượng, tà thần để tin vào Thiên Chúa” (1.Thes 1,9).

 Thân chủ được tham vấn, giúp nhận ra bế tắc của họ.

Thân chủ cần cam kết không ra khỏi nhà trong giai đoạn này, sẵn sàng thông tin một cách trung thực mọi diễn tiến thể lý và đức tin.

Đọc Thánh Kinh và cầu nguyện mỗi ngày.

Người đồng hành (nhân viên điều trị) giúp thân chủ vượt qua cơn vật vã khi cai nghiện, bằng các kỹ thuật để ổn định thể lý và đặc biệt là bằng cầu nguyện.

ⅱ> Cộng đồng trị liệu: cần 6–12 tháng.

 Sống chung với nhau trong một nhóm, gồm người đồng hành và các bạn nghiện khác: cùng làm việc, học tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi, phục vụ…

 Đọc Thánh Kinh, cầu nguyện, chia sẻ tâm tư, tình cảm, khó khăn khi vượt qua cơn nghiện cùng với nhóm.

 Học cách sống xây dựng tình liên đới.

 ⅲ> Xác định nhiệm vụ: là giai đoạn định hướng cho tương lai, cần 3-4 tháng

 Gia tăng kiến thức, kỹ năng chuyên môn, chuẩn bị tương lai.

 Gia tăng việc cầu nguyện nhiều lần trong ngày.

 Xác định nhiệm vụ của bản thân cần phải làm sau khi phục hồi, đối với bản thân, gia đình và xã hội.

 ⅲi> Thực hiện nhiệm vụ:

 Tuyên hứa trung thành với nhiệm vụ.

 Liên lạc thường xuyên với nhóm, để được nâng đỡ và bản thân cũng có nhiệm vụ phải nâng đỡ nhóm.

 Thực hiện nhiệm vụ được yêu cầu.

 Trung thành với quyết tâm và tuân thủ giờ cầu nguyện.


NHỮNG KINH NGHIỆM VƯỢT QUA KHÓ KHĂN ĐỂ CAI MA TÚY THÀNH CÔNG

Yếu tố bản thân.

Sự bất lực của bản thân.

Từ trạng thái nghiện ngập trở thành người có nếp sống lành mạnh bình thường, người nghiện phải trải qua một quá trình lâu dài và bền bỉ. Ban đầu, tất cả người nghiện đều cho rằng họ của có thể tự bỏ được, nhưng sau đó phần lớn đều trở nên nghiện nặng hơn. Cũng có người đã từng thử ngưng sử dụng ma túy mà không cần điều trị hay đi cai nghiện tại các trung tâm, tuy nhiên những cố gắng nổ lực này đều không đi đến đâu.

Càng cai nhiều lần họ càng mất đi lòng tự tin. Dằn vặt bản thân bởi sự thất bại và bất lực, họ không dám tin là mình có thể bỏ được. Càng nhận thức được tác hại của ma túy và hậu quả của những hành vi mà bản thân gây ra thì họ càng bị dày vò, mặc cảm vì sự bất lực, không thể chiến đấu với nó bằng chính sức lực của bản thân. Đến cuối cùng, họ trở nên phó mặc và xem ma túy như bản án chung thân trói chặt cuộc đời mình.

Cảm giác thèm nhớ ma túy và niềm tin vào ma túy

Nghiện ma túy bao gồm sự lệ thuộc của cả thể chất và tinh thần vào ma túy. Khi thiếu thuốc, đối tượng sẽ phải chịu đựng những cơn vật vã, hành hạ về thể chất. Thực tế đã chứng minh rằng, sự lệ thuộc về mặt tinh thần thì khó vượt qua hơn là sự lệ thuộc về mặt thể chất.

Các đối tượng cho biết, cảm giác khoái lạc của ma túy là sự cám dỗ khó lòng chống cự, đã nghiện rồi thì nó luôn để lại “ấn tượng” khó phai. Vì tính chất bắt buộc phải sử dụng ma túy thường xuyên, cuộc sống của người nghiện chỉ xoay quanh việc hút chích. Nó dần trở thành phương thức tồn tại và kiểm soát toàn bộ đời sống của họ.

Thế thì các đối tượng nghiện cái gì?

Họ nghiện cảm giác hưng phấn, khoái lạc, và tìm kiếm nó như một lẽ sống trong đời, nhất là những khi buồn, bị coi thường, bị thất bại,…họ tìm cách trốn chạy khỏi những khó khăn nhỏ nhất trong cuộc sống. Thay vì đấu tranh giải quyết khó khăn, thì họ lại đổ lỗi cho hoàn cảnh, để rồi tìm kiếm sự quên lãng bằng một liều ma túy.

Cảm giác thèm nhớ ma túy sẽ vẫn còn tiếp tục đeo bám họ sau khi cai, nhất là vào thời gian rãnh rỗi. Cảm giác khoái lạc này sẽ làm giảm sút quyết tâm và ý chí của người nghiện, làm cho họ đánh mất niềm tin vào chính mình để rồi tái nghiện.

Nội lực bản thân

Những lần vấp ngã đầy đau đớn đã làm cho đối tượng nhụt chí, mất dần niềm tin vào chính mình. Nhưng cũng chính những kinh nghiệm đau thương này, họ nhận thức được tác hại khủng khiếp của ma túy, thứ làm thay đổi con người họ từ nhân dạng đến nhân tính (từ thể trạng đến ngôn ngữ, hành vi …).

Cuộc sống tập thể ở các trung tâm, các đoàn thể các nhóm sinh hoạt xã hội, hay các nhóm với những hoạt động tích cực …đã tạo ra những điều kiện cần thiết cho người nghiện ma túy, để họ có thể nhập tâm và chấp nhận được, được học hỏi, rèn luyện và thực hành.

Tại các trung tâm, đối tượng được dạy về các triết lý sống, và phải học thuộc lòng, sau đó nhắc lại trong giờ giao ban tiếp theo. Nếu họ làm không tốt thì sẽ được các thành viên khác góp ý, kiểm điểm. Họ được phân tích cho thấy hệ quả của những hành vi sai trái đó, không những ảnh hưởng cho chính bản thân, mà còn cho cả những người thân yêu xung quanh. Những góp ý chân thành sẽ giúp họ chuyển đổi nhận thức, suy nghĩ, hành vi…dần dần họ chấp nhận được chính mình, nhận ra những điều tốt lành mà họ đang tận hưởng. Điều này được thể hiện rõ ở lòng biết ơn của đối tượng với sự quan tâm và tình thương của các thành viên khác dành cho mình.

Khi sinh hoạt trong một đội nhóm, một môi trường lành mạnh, cách xa những cám dỗ của ma túy, các đối tượng sẽ có thời gian suy ngẫm lại cuộc đời mình, đối diện với những đau khổ, mất mát mà bấy lâu nay họ cố tình né tránh. Tất cả các đối tượng đều đồng ý rằng, chỉ khi vứt bỏ được mặc cảm, sự tự lừa dối mình, thì họ mới kiểm soát được hành vi, kiểm soát được cuộc đời. Họ phát hiện được sức mạnh tiềm ẩn bên trong và nhận thấy rằng mình có thể điều khiển cuộc đời theo mong muốn của mình. Họ hiểu được rằng, nghiện ngập không phải là vô vọng hoàn toàn, mà với sự giúp đỡ của những người chung quanh, họ có thể vượt qua được tất cả, ngay khi phải tiếp xúc với môi trường cũ, họ cũng sẽ đương đầu với nó chứ không trốn chạy như trước nữa.

Họ cảm thấy thoải mái, vui vẻ và lạc quan hơn khi nhận thức rõ được cảm giác của mình, đôi khi còn phát hiện ra những cảm giác mới mà trước đây chưa bao giờ họ có được.

Dần dần họ khát khao đi tìm hiểu mục đích sống của đời mình, có khi còn mạnh hơn cả nhu cầu đi tìm kiếm ma túy. Họ tự xác định nhiệm vụ bản thân cần phải làm đối với gia đình – xã hội để trở thành người có ích. Đối với những đối tượng có thiên hướng tôn giáo, thì điều làm họ băn khoăn suy nghĩ đó là mối liên hệ giữa con người và Đức Chúa hay Đức Phật, cảm giác mặc cảm, xấu hổ vì tội lỗi trước mặt Chúa được thay thế bằng cảm giác được bao dung, che chở trong tình yêu của Chúa. Nội lực lúc này được củng cố và phát triển mạnh, vì họ nhận thức rằng sự bao dung, sự che chở trong tình yêu của Chúa ban cho họ là “miễn phí”, chứ không phải vì họ giỏi, họ tốt lành, có nhiều công trạng, mà chỉ đơn giản là Chúa yêu họ và muốn họ sống tốt. Càng cầu nguyện họ càng cảm nhận sâu sắc tình yêu của Chúa dành cho họ, thông qua những người họ được tiếp xúc hằng ngày.

Yếu tố quyết tâm cai nghiện của đối tượng

Các đối tượng đến trung tâm cai nghiện có thể là do quyết tâm muốn cai hoặc gia đình ép buộc mà đi để đối phó. Tuy nhiên, biện pháp cưỡng bức cai nghiện cũng không phải là không có hiệu quả. Tại các trung tâm cai nghiện tốt, đối tượng sẽ được giáo dục, quan tâm đúng cách. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ và khích lệ của gia đình cũng sẽ ảnh hưởng tích cực trên các đối tượng trong giai đoạn này. Vì thế mà tư tưởng, nhận thức của đối tượng dần được chuyển đổi thành cai nghiện tự nguyện với quyết tâm cao, tự giác tích cực tham gia vào quy trình cai nghiện.

Trái lại, tại các trung tâm cai nghiện chưa tốt (theo cách nhìn của đối tượng) thì dù cho là tự nguyện hay không tự nguyện, các đối tượng sẽ rơi vào tình trạng chống đối với trung tâm, đối phó với gia đình, có những hành vi bạo loạn bộc phát. Một số khác thì lại âm thầm chấp nhận đủ thời gian cai nghiện và sau khi rời trung tâm về, chuyện tái nghiện là tất yếu.

Sau giai đoạn cắt cơn, thể lực người nghiện thường mau chóng phục hồi, ăn ngon, ngủ đủ, cảm giác nhẹ nhàng, bình thản mà không cần có ma túy. Họ tự tin rằng mình có khả năng làm chủ hành vi của mình, họ có thể dễ dàng từ bỏ được ma túy. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ là sự hưng phấn giả tạo, gây ra ngộ nhận và dễ mất cảnh giác về những nguy cơ tái nghiện.

Đây là giai đoạn mà hầu hết các đối tượng đưa ra quyết tâm từ bỏ ma túy; tuy nhiên sự quyết tâm này thật là mỏng manh và yếu ớt, nó như ngọn đèn thiếu dầu lại phải đương đầu với trận phong ba bão táp mà luồng gió mạnh này có thể thổi đến từ muôn hướng. Nhưng nó cũng vô cùng cần thiết cho chính bản thân đối tượng, có thể đấy là một “đòn bẫy” để họ chuyển mình. Bên cạnh đó, họ còn cần đến một “điểm tựa”, đó chính là sự hỗ trợ của những người xung quanh, ví như tấm khiên chắn ngọn gió mạnh. Nhờ được khích lệ, động viên và tạo đủ mọi điều kiện thuận lợi cho sự quyết tâm được bền vững, các đối tượng sẽ đạt được hiệu quả tốt trong thời gian này.

Yếu tố môi trường sinh thái ảnh hưởng tác động đến cai nghiện ma túy

Yếu tố gia đình

Tình cảm gia đình là tình cảm bền vững và cần thiết cho mỗi con người, những cách hành xử, cách quản lý của gia đình dành cho đối tượng trong thời gian cai nghiện là đặc biệt quan trọng. Kết quả nghiên cứu cho thấy những lần tái nghiện trước đây của đối tượng cũng xuất phát từ cách cư xử không đúng của gia đình.

 Gia đình không giữ lời hứa.

Làm cho đối tượng cảm thấy mặc cảm, bị bỏ rơi, bị lừa từ đó có thể có những tư duy lệch lạc, tiêu cực, không thể nhìn thấy tình thương và sự quan tâm của gia đình dành cho mình, mà chỉ nghĩ đấy là cách để mọi người tránh được phiền toái.

 Gia đình quản lý không hợp lý.

Sau nhiều lần thất bại, gia đình mất niềm tin nơi người nghiện, vì thế mà quản lý đối tượng càng chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, sự theo dõi, giám sát làm cho đối tượng thấy mình bị xúc phạm, không được tôn trọng. Cách quản lý này chỉ làm tăng lên trong họ sự phản kháng, muốn làm ngược lại những gì gia đình cấm đóan để “trả thù”. 

Ngược lại cũng có cha mẹ quá bận rộn trong công việc, không còn thì giờ để gần gũi cho con cái, nên đã chuộc lại sự thiếu sót này bằng cách “dùng tiền” hối lộ. Nhưng họ không cần tiền, thứ họ cần l tình thương, là một gia đình êm ấm, một mâm cơm đạm bạc thôi nhưng có đầy đủ cha mẹ và anh chị em.

Có gia đình lại quá chán nản sau nhiều lần đối tượng cai nghiện thất bại, nên đã có thái độ buông xuôi, bỏ mặc cho đối tượng tự do thoải mái, muốn làm gì thì làm, chẳng thèm quan tâm. Điều này càng làm cho các đối tượng thấy mình cô đơn, không được ai tin tưởng, không còn năng lực, mục tiêu để phấn đấu.

Tóm lại, mấu chốt của vấn đề chính là tình thương. Khi cảm nhận được tình thương, các đối tượng có cơ sở để vượt qua hết mọi khó khăn. Các bậc làm cha mẹ nên bình tâm nhìn lại để xem mình đã nuôi dạy con cái hợp lí chưa. Qua đó, tái tạo lại mối quan hệ giữa người nghiện với gia đình, dùng lòng tin yêu để bù đắp khoảng thời gian nghiện ngập đã làm phá hủy mối quan hệ tốt đẹp này.

Yếu tố bạn bè

 Tình cảm bạn bè

Bạn bè là nhu cầu không thể thiếu được ở con người, đặc biệt đối với độ tuổi thanh thiếu niên. Trong giai đoạn này, nhận thức, tình cảm của họ chịu tác động rất lớn từ phía bạn bè. Họ cho rằng không ai có thể chia sẻ với họ, hiểu họ nhiều như bạn bè, vì cùng trang lứa và dễ thông cảm với nhau.

Đối với các đối tượng nghiện, điều đáng buồn là đa số các bạn của họ cũng là những người nghiện. Bởi lẽ, những hành vi xấu xa của họ đã làm cho những người bạn tốt dần xa lánh, vì không thể thích nghi với nhau. Các bậc phụ huynh cũng nghiêm cấm con cái mình giao du với những kẻ nghiện.

Quả thật, bạn trong lúc gian nan mới thật là bạn. Đối với các đối tượng, một tình bạn tốt bao gồm một số đặc tính như: bình đẳng, trung thực, tôn trọng, chia sẻ, thân mật, quảng đại và hy sinh cho nhau. Tình cảm hiện diện với muôn hình vạn trạng, nhưng cho dù là dạng thức nào, thì cũng giúp cho người nghiện đo lường được sự quan tâm mà bạn bè dành cho mình, họ đón nhận tất cả những điều đó với tấm lòng cảm kích và biết ơn.

Một tình bạn tốt sẽ giúp đối tượng thắp lên tia sáng của lòng tin, giúp sưởi ấm ý chí quyết tâm của đối tượng. Không thể gọi là bạn nếu chỉ gặp nhau lúc vui cười, lúc say sưa. Bạn thật là ở chỗ biết hy sinh cho nhau, giúp nhau lúc khốn khó, gian nan, để cùng tiến bộ. Bạn thật biết rõ khuyết điểm của nhau, không ngần ngại mà góp ý, nói thẳng nói thật với nhau, đưa nhau ra khỏi vũng bùn đó mới là bạn. Họ liên kết với nhau bằng mắt xích của tình thương mà không gì có thể chặt đứt được.

  Sức mạnh tập thể

Tập thể có thể làm được điều mà cá nhân không thể làm. Vì nơi tập thể có một sức mạnh, một sự đồng bộ, một sự chia sẻ gánh nặng và nỗi đau cho nhau.

“Một mình bạn có thể làm việc đó. Nhưng bạn không thể thành công nếu như bạn làm điều đó một mình”. Đây chính là triết lý bất thành văn của cộng đồng trị liệu.

 Tính quy luật của nhóm 

Các đối tượng cho biết, họ cảm thấy được chấp nhận khi tham gia sinh hoạt với một nhóm, họ thường mang nhiều tâm trạng cùng một lúc: vui vì được chấp nhận, được tham gia; hài lòng, thích thú vì những khám phá mới trong sinh hoạt; tự tin, hãnh diện vì là thành viên tích cực của nhóm, được mọi người tin tưởng; họ luôn tuân thủ quy tắc, điều lệ của nhóm và nỗ lực hết mình vì sợ bị loại trừ ra khỏi nhóm.

 Tinh thần đồng đội

Theo các đối tượng cho biết thì tinh thần đồng đội giúp họ cởi mở với mọi người, những mặc cảm tự ti, lối sống khép kín trốn tránh cũng mất dần đi. Lời động viên, sự ủng hộ nhiệt tình của các thành viên trong nhóm là sức mạnh giúp các đối tượng tự tin, can đảm hơn, rèn luyện được các kỹ năng sống như: kỹ năng tự tạo mối quan hệ cá nhân, kỹ năng tự ý thức về mình, kỹ năng tự quyết định, kỹ năng suy nghĩ sáng tạo,… Niềm tin của tập thể dành cho đối tượng dần làm phát sinh hiệu quả cho lòng tin vào chính mình của họ.

 Ảnh hưởng của tập thể

Trong sự tương tác qua lại giữa các thành viên trong nhóm, các đối tượng dần khám phá ra được những điều tích cực, tốt đẹp đáng học hỏi của các thành viên khác. Qua đó, họ tự rèn luyện và trau dồi cho chính mình.

 Khẳng định được mình.

Bầu không khí sinh hoạt nhóm giúp cho các đối tượng mở lòng hơn, tiếp thu những điều tích tốt đẹp. Các đối tượng biết phân tích những hành vi nào là tích cực, hành vi nào là tiêu cực, được đóng góp ý kiến cho người khác, và sẵn sàng đón nhận sự phản hồi của các thành viên khác về chính những hành vi của mình. Họ nhận ra giá trị của bản thân khi được đem những suy nghĩ, tình cảm của mình để giúp đỡ những người chung quanh. Từ đó, họ thay đổi cách nhìn về bản thân, mang lại cho họ nguồn sống mới, tích cực và vui tươi hơn, dần thoát ra khỏi cơ chế phòng vệ để tin tưởng lẫn nhau. Chính sức mạnh và niềm tin của tập thể đã làm vươn lên sức mạnh nội tâm của đối tượng.

Yếu tố cộng đồng.

 Chính quyền địa phương.

Chính quyền địa phương thường có hai thái độ sau:

  • Thường xuyên thăm hỏi, động viên, mời tham gia các hoạt động xã hội như chiến dịch mùa hè xanh, đội dân phòng, phong trào phòng chống ma túy, những hoạt động bên nhà văn hoá, …
  • Bên cạnh đó, thái độ tiêu cực cũng được một số đối tượng ghi nhận (6/15) như hù doạ, răn đe, không quan tâm.

 Với trung tâm.

Các đối tượng đều đánh gía cao các hoạt động tại các trung tâm như văn nghệ, thể dục thể thao. Đó là những hoạt động phù hợp đối với giới trẻ và cũng góp phần làm hồi phục sức khoẻ và sự cường tráng của họ.

Giáo dục đạo đức và quản lý, các bài triết lý giúp suy ngẫm, các bài tập thiền định cũng mang lại nhiều hiệu quả. Việc dạy đạo đức tưởng chừng như khô khan nhàm chán, việc quản lý tưởng chừng như nghiêm túc, chặt chẽ… cũng được các đối tượng ghi nhận. Điều này chứng tỏ các trung tâm đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trên con đường đưa các đối tượng về lại cuộc sống bình thường.

 Học đường.

Trong một nghiên cứu với 15 đối tượng, thì có 2 đối tượng bị đuổi khỏi trường khi bị phát hiện nghiện ma tuý. Một đối tượng là do kém may mắn trong thi cử, mặc dù em rất ham học và học giỏi; đối tượng còn lại thì gặp phải khủng hoảng từ phía gia đình mà phải giải quyết bằng ma túy. Cả hai đối tượng trên đều không được hỗ trợ để giải quyết vấn đề, mà nhà trường còn vì “bệnh thành tích” mà buộc hai em thôi học. Cách xử lý trên hoàn toàn không phù hợp, thiếu tình người, đã bóp chết sự phát triển của đối tượng trước khi ma túy kịp thời tấn công.

Ai ai cũng đều mang khát vọng vươn lên trong cuộc sống, để tự khẳng định mình. Khi thuận lợi thì nó tạo ra sự hưng phấn, nhưng một khi thất bại thì họ dễ dàng sợ hãi, thất vọng, đi tìm một lối thoát, mà lối đi này dẫn đến nghiện ngập chỉ là một khoảng cách ngắn.

 Tác động của hoạt động tôn giáo tại Cộng Đồng

Các đối tượng có niềm tin tôn giáo thường nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ phía những người cùng tín ngưỡng. Hầu hết các bậc cha mẹ tỏ ra an tâm hơn khi thấy con cái tham gia vào các phong trào được giáo xứ hay nhà chùa tổ chức như ca đoàn, hội đoàn giới trẻ, lớp giáo lý chia sẻ Lời Chúa, phong trào thiện nguyện của Phật tử….

Hơn bao giờ hết, các đối tượng thấy mình được bình đẳng với mọi người trong những giờ sinh hoạt “phụng tự” chung của tôn giáo. Tại đây họ cùng đọc chung một bài kinh, hát chung một bài Thánh ca. Vì thế họ thấy mình “giống” như mọi người, không bị phân biệt đối xử, họ có quyền dâng lên Đấng Linh Thiêng một lời kinh, họ có quyền cầm hương dâng lên Phật tổ lời ước nguyện tâm thành. Trong giờ hành lễ họ thấy mình được trân trọng hơn, vì mọi người đều niệm chúc bình an cho nhau, cùng chào nhau bằng câu niệm “A di đà”, họ được đón nhận lời chào của người khác, đồng thời người khác cũng đón nhận lời chào của họ.

Mặt khác, các vị chức sắc trong nhà thờ hay nhà chùa đều là những người có uy tín trong cộng đồng, vì thế mà cách sống, những lời giáo huấn của các vị này luôn được trân trọng. Các bậc cha mẹ vẫn thường nêu ra để giáo dục con cái mình.

Những sinh hoạt trong tôn giáo đến với họ như mưa dầm thấm đất, họ dần được cảm hóa trong từng bước chân vô định dẫn họ đến nhà thờ hay nhà chùa. Chính trong khoảng linh thiêng ấy, con người thường được đón nhận những điều mà họ không ngờ đến hay không dám nghĩ đến để ao ước.

Yếu tố nâng cao năng lực bản thân

3.1 Việc làm

Làm việc là bí quyết mang lại hạnh phúc. Người càng làm việc nhiều càng cảm thấy khỏe mạnh. Và cũng nhờ họ khỏe mạnh nên họ làm được rất nhiều việc. Về mặt thể xác, việc nặng làm cho ta vận động nhiều, ăn ngon ngủ khỏe, tăng sức đề kháng. Ngoài sức khỏe thể xác, người yêu việc còn được an tĩnh tâm hồn, thấy đời tươi sáng. Tinh thần khỏe mạnh làm cho tâm trí hướng thiện, chỉ nghĩ đến những điều tốt lành, làm cho tâm hồn lạc quan, thanh thản.

Lao động sẽ làm cho đối tượng nhận thức được vai trò của chính mình trong cộng đồng biết được mình đang ở đâu trong bậc thang xã hội. Một khi nhận thức được mình là thành viên có ích cho xã hội, thì nguy cơ vướng đến hành vi sai trái giảm đi rất nhiều.

Đa số các đối tượng đều nói lên được tầm quan trọng của công việc. Họ bớt đi thời gian rãnh rỗi, có giờ giấc sinh hoạt ổn định, dễ dàng quên quá khứ, cách ly được với môi trường có ma tuý. Việc làm còn củng cố lòng tự tin cho đối tượng, giúp họ bớt mặc cảm, và việc làm cũng tạo niềm tin của người xung quanh dành cho các đối tượng.

Tính thích hợp của công việc

Tuy tạo được công ăn việc làm cho đối tượng nhưng cũng cần xét đến tính thích hợp của công việc. Nếu không phù hợp với ý thích, khả năng, sẽ không gây được hứng khởi cho đối tượng. Đôi khi việc làm đặt đối tượng vào một vị trí, vai trò mới, phát huy được sở trường của đối tượng, giúp họ tin tưởng lạc quan yêu đời hơn.

Chính giá trị của lao động sẽ làm tăng giá trị của bản thân. Đối tượng có thêm nội lực, lòng tự tin, khi lòng tự tin đã vững, ý chí quyết tâm xa lánh ma tuý sẽ được kéo dài.

3.2 Các hoạt động khác.

Sau khi cai về, sinh hoạt tại gia đình thường không có giờ giấc cụ thể, ổn định, thời gian rãnh rỗi dễ làm đối tượng tăng cảm giác thèm nhớ ma túy. Các đối tượng có thể lấp đầy các khoảng trống bằng những hoạt động xã hội tích cực như tham gia “đội dân phòng”, tham gia “đội quân tình nguyện” của phường, tham gia chiến dịch mùa hè xanh, các hoạt động công ích, làm đẹp, làm xanh thành phố. Ngoài ra, họ có thể tham gia vào các hội đoàn của giáo xứ, như ca đoàn, lớp chia sẻ Lời Chúa, câu lạc bộ giới trẻ…. Những hoạt động này sẽ giúp họ tái hòa nhập nhanh chóng hơn với cộng đồng, góp phần làm đẩy lùi ma túy.

4. Yếu tố hỗ trợ tâm lý.

Tư vấn cá nhân là một tiến trình tương tác, một cuộc đối thoại giữa người nghiện ma tuý với nhân viên điều trị nhằm mục tiêu: thấu hiểu, đồng cảm, qua đó chia sẻ nỗi đau đớn đang dày vò họ, cùng nhau tìm ra cách giải quyết tốt nhất.

Nghiên cứu cho thấy rất ít đối tượng nhận được sự hỗ trợ từ các nhà tham vấn (1/15). Bản thân đối tượng rất ít khi tìm đến những người tham vấn lúc gặp khó khăn. Phần lớn là họ tự giải quyết hay gặp bạn bè vì bạn bè cùng trang lứa dễ đồng cảm, dễ tâm sự thoải mái hơn. Tìm hiểu nguyên nhân cho vấn đề nay, các đối tượng cho biết, họ không nhận được lời khuyên nào mới mẻ, họ đã quá nhàm chán với những câu nói lặp đi lặp lại, không phù hợp với hoàn cảnh của họ lúc đó.

Người làm công tác tham vấn cần có con tim rộng và sâu hơn là cái lưỡi dài. Có con tim rộng để chứa đựng những vấn đề rối ren của từng đối tượng; và con tim sâu để thấu cảm được với tâm tư, nguyện vọng và những trăn trở của họ, như vậy thì mới có thể đi vào từng ngóc ngách nội tâm của đối tượng.

Theo các đối tượng cho biết, họ luôn mong đợi nhận được sự giúp đỡ của người khác, nhất là khi đã suy sụp, đã bước tới ngưỡng cửa của tuyệt vọng. Nhưng khi nào thì đối tượng tiến đến giai đoạn suy sụp, bước đến ngưỡng cùng tuyệt vọng, thì nhân viên điều trị khó lòng mà đoán trước được, vì vậy “sự giúp đỡ” cần phải luôn sẵn sàng vào những thời điểm mang tính quyết định.

Người nghiện thường kém kỹ năng trong giao tiếp, khó khăn trong việc diễn đạt, nhưng lại nhạy cảm với tình cảm, sự quan tâm, giúp đỡ của người xung quanh. Vì vậy họ rất dễ dàng xác định được tình cảm, lòng tin mà người khác dành cho họ. Và cũng từ cảm nhận này, đối tượng lại được tự tin hơn, đáp trả lại bằng tình cảm và lòng tin đối với những người đó.

Do trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, một số tham vấn viên thường mắc phải tật “say nói”, mà chẳng lưu ý xem xét sự phản hồi của đối tượng. Theo tiến sĩ tâm lý Trần Thị Giồng, thì việc tham vấn luôn cần thiết để hỗ trợ cho bản thân người nghiện tăng cường ý chí, hiểu rõ các vấn đề khó khăn trong giai đoạn sau cai nghiện, “giúp đối tượng tự giúp chính mình”. Điều này phù hợp với nguyên tắc đạo đức của Công Tác Xã Hội cá nhân là “Tôn trọng thân chủ”, đạt được điều này sẽ giúp cho đối tượng tăng dần ý chí phấn đấu và làm phát triển lòng tự trọng của họ.

Kết quả phỏng vấn cho thấy, mặc dù có ít đối tượng tìm đến tham vấn (2/15) nhưng hầu hết đều thấy mình có nhu cầu đến tham vấn nhưng lại ngại ngùng không dám đi hoặc không tìm được người tham vấn thích hợp… Điều này cho thấy cần kiểm điểm lại việc thực hiện tham vấn, một công tác có vai trò không nhỏ trong việc điều trị và phục hồi, đã được thực hiện nhưng vẫn chưa phát huy hết hiệu quả của nó. Như ông Jens Hannibal đã nhận định trong bài phát biểu tại diễn đàn quốc gia tại Hà Nội ngày 14.10.2000: “Với bất cứ mô hình chữa trị nào cho người nghiện, cũng cần chú trọng đầu tư cho các hoạt động tham vấn phòng ngừa tái nghiện”.

5. Yếu tố hỗ trợ tinh thần: Hệ thống niềm tin.

Ta thường nói rằng: “Mất tiền là không mất gì cả, mất người thân xem như mất phân nửa, nhưng khi đánh mất niềm tin thì là đánh mất tất cả”. Niềm tin của người này khác với người kia, và thậm chí trong cùng một người, tại mỗi thời điểm khác nhau cũng sẽ khác nhau.

5.1. Niềm tin vào yếu tố khách quan bên ngoài.

Đối với các đối tượng nghiện ma túy, họ đã cảm nhận được nỗi đau của ma túy hành hạ thân xác, trói buộc tư duy của họ. Ma túy đi vào con người của họ, làm đối tượng tin tưởng tuyệt đối vào ma túy, từ chối đặt niềm tin vào bất cứ ai, bất cứ điều gì khác. Ma túy đã trở thành điểm tựa và lẽ sống cho họ. Mang trong mình niềm tin ấy, đã đẩy họ đến hành vi tìm kiếm ma túy bằng bất cứ giá nào, một hành vi lệ thuộc hoàn toàn.

Trải qua những cơn vật vã thể xác, mặc cảm tội lỗi, hối tiếc về hành vi sai trái của mình, họ nhận thức được bỏ ma túy là điều tốt, là lẽ phải, họ muốn làm, nhưng lại không làm được, dần rơi vào tuyệt vọng, bất lực, trượt dài thêm vào hố sâu ma túy.

5.2. Niềm tin vào những người xung quanh.

Mặc dù không có bất cứ một giao ước nào, nhưng chúng ta vẫn tin tưởng nhau, trong tình cảm, trong sự dịu ngọt của tình yêu mến. Vì tin và yêu luôn cần đến nhau, không thể nói tin tưởng ai mà không yêu mến người ấy. Cũng không thể nói yêu mến ai mà lòng đầy nghi ngờ.

Người nghiện ma túy lâu năm, thường bị chai lỳ khô cứng với niềm tin vào chính mình, họ chẳng làm gì ra trò, vì thế mà họ đánh mất đi sự tự tin, trong họ chỉ còn lại sự tự ti và mặc cảm. Họ không tin mình cũng như không tin vào những người chung quanh và mãi lẩn quẩn trong sự suy sụp bế tắc.

Tuy nhiên, dù có hư hỏng, buồn chán, cô đơn đến mức nào đi nữa, trong họ vẫn nhen nhóm lên khát vọng, tìm lại sự sống, hạnh phúc vốn có. “Nhân chi sơ tính bản thiện” mà. Để đạt được điều đó, họ không thể một mình thực hiện mà rất cần sự động viên, khích lệ của những người chung quanh, có như thế thì niềm tin vào bản thân mới được khôi phục. Và chính sự yêu thương tin tưởng đó là chất liệu tốt nhất để củng cố, nuôi dưỡng nội tâm của họ.

5.3. Niềm tin vào khả năng hoàn lương và phục thiện của con người.

Đừng mãi nghĩ rằng: người nghiện mãi mãi sẽ là người nghiện. Cũng như Đức Phật Thích Ca đã dạy: “Chớ coi thường Tiểu SaDi, vì Tiểu SaDi có ngày thành Phật”. Vì thế chớ coi thường người nghiện ma túy, vì một ngày nào đó họ sẽ thoát ra được, họ sẽ trở lại bình thường.

Nẻo đường đưa dẫn các đối tượng đến với ma túy thật đa dạng và phức tạp, nhưng chắc một điều là họ luôn bị dày vò, vì những sai trái, thương tổn mà họ gây ra cho gia đình, xã hội. Sau những phút yếu lòng sa ngã ấy, các đối tượng luôn khao khát có được một điểm tựa tình người, để lấy lại niềm tin và nhân cách đã đánh mất. Chính trong cơn vùng vẫy cố chống lại tội lỗi, chính trong ngưỡng cùng tuyệt vọng, tiếng nói của con người bật ra một cách thành thật nhất. Cho dù có chìm đắm bao lâu trong tội lỗi, cũng sẽ có lúc lương tâm thức tỉnh, đấm ngực kêu than khát khao hoàn thiện, ngay lành từ trong nội tâm sâu thẳm.

Họ vẫn miệt mài ngày đêm chống chói trong cuộc chiến tái nghiện, vì nào có ai dám khẳng định, mình sẽ “không bao giờ” bị vấp ngã vào vũng lầy, bị sai phạm một lần nữa. Kinh nghiệm của những lần ngã đi, té lại, đã dạy cho các đối tượng bài học này.

5.4. Niềm tin vào những điều lớn lao, vĩ đại hơn cả cá nhân con người.

Theo các đối tượng cho biết khi tham gia vào các giờ cầu nguyện họ học được cách hướng suy nghĩ của mình về những tư duy tích cực như sự lạc quan, hạnh phúc, an yên, bình an, … Càng cầu nguyện nhiều, càng giúp họ hàn gắn lại được những gì đã đổ vỡ trong quá khứ, tạo cho các đối tượng điều kiện để đối mặt với hiện tại và tương lai, bằng sự lạc quan hơn và không còn tiếp tục bị ám ảnh bởi những bóng ma của tội lỗi.

Những giờ cầu nguyện đã thật sự thay đổi họ từ trong suy nghĩ đến hành vi.

Đối tượng cũng đã nhìn nhận rằng, ma túy là một thứ ma lực, lúc đầu thì nhẹ nhàng êm ái, tạo cho họ một cảm giác đê mê, chính trong sự lâng lâng ngây ngất ấy, họ bị trói buộc từ thể xác đến tinh thần, để cuối cùng phải “ngoan ngoãn bó tay” cho nó lộng hành.

Ma túy là một thứ vô hình, chính vì nó vô hình mà ta không thể tiêu diệt dứt điểm. Cuộc chiến với ma túy là cuộc chiến tâm linh ác liệt, nếu không dựa vào sức mạnh tâm linh tiềm tàng trong lòng họ, mà chỉ biết dựa vào sức mạnh thể lý thì nào có khác gì “đem trứng chọi đá”.


TÁI HÒA NHẬP XÃ HỘI CỦA NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY

Ma túy ảnh hưởng nghiêm trọng từ giá trị bản thân, sức khỏe, tâm lý đến các giá trị xã hội, cùng vô số những tác hại khác. Vì thế, việc điều trị giúp các đối tượng thoát khỏi ma lực của chất gây nghiện quả là một tiến trình gian nan. Thế nhưng, chỉ bỏ ma túy thôi thì việc cai nghiện cho dù có thành công cũng không trọn vẹn được ý nghĩa của nó. Bởi lẽ đó, các đối tượng sau khi được điều trị, phải được tái hòa nhập vào cộng đồng. Vả lại, sau khi đã khắc phục được hậu quả của nghiện ngập, đa số họ đều có khả năng đóng góp cho xã hội như những công dân khác, hơn nữa phần lớn họ là lực lượng trẻ mang trong mình nhiều triển vọng. Nếu không đưa họ trở lại cộng đồng xã hội, thì ta đã làm lãng phí một tài nguyên “tiềm năng” không nhỏ của đất nước.

Tái hòa nhập xã hội là việc trở lại cuộc sống của một công dân bình thường với những điều kiện sau đây:

  1. Môi trường sống tạo điều kiện cho đối tượng được hòa nhập.
  2. Bản thân đối tượng mong muốn được hòa nhập
  3. Họ được chấp nhận bởi cộng đồng
  4. Không bị phân biệt đối xử.
  5. Đối tượng cần được luật pháp bảo vệ.

Với định nghĩa đó, việc hòa nhập xã hội được xem như là một quá trình hai chiều, bao gồm sự đối tác giữa hai bên, một bên mở ra thì bên kia mới vào được.

Về phía đối tượng.

1.1. Sống con người thật của mình.

Thời gian nghiện là thời gian mà các đối tượng đã đắm mình trong ảo giác phù du. Ngay khi thóat ra được khỏi ảo giác đó, họ thật sự ý thức được tầm quan trọng của việc nhìn nhận con người thật của chính mình.

Hầu hết các đối tượng đều nhận thức được rằng, sự ảo tưởng dù dưới dạng thức nào, thì nhân cách cũng đã bị lệch lạc, cả hai trạng thái này đều nguy hại. Chỉ có sự thật mới có sức giải phóng họ, mới mang lại cho họ sự hoàn thiện bản thân. Họ can đảm đối diện với con người thật của mình, sống một cách đàng hoàng, tự tin.

Nhân cách họ được thay đổi, được rèn luyện, trau dồi và trưởng thành, để dám dấn thân, dám đặt ra những khát vọng, mục đích cho tương lai. Họ sống với lòng tự trọng, không phụ thuộc, không gây phiền hà cho người chung quanh, đứng vững vàng trên đôi chân của mình, tự xây dựng cuộc sống bằng chính nỗ lực phấn đấu của con tim và đôi tay, kiên nhẫn đi lên từng bước nhỏ và luôn vượt khó để đạt được cuộc sống tự lập.

1.2. Tự giải phóng bản thân.

Để thoát khỏi môi trường ma túy, đối tượng cần phải rèn luyện, tập làm quen với một số quan niệm sống lành mạnh hơn.

Đã có lúc đối tượng xem ma túy như là một nhu cầu sống còn của mình, thực tế thì ma túy cũng có ích lợi cho đời sống con người. Xin đơn cử một loại dược chất thông dụng là morphine.

Morphine được chiết xuất từ thuốc phiện là loại thuốc cắt cơn đau cực hiệu quả, nhất là trong phẫu thuật. Nhưng không phải cái đau nào cũng cần đến morphine.

Trong cuộc sống đời thường của con người buồn vui luôn đến với mỗi người, trong tĩnh lặng cũng như trong náo động, khi thức cũng như khi ngủ. Sự căng thẳng không của riêng ai mà là của tất cả mọi người, già trẻ, lớn bé, gái trai. Tiếng khóc hay hành động phá phách của trẻ thơ, tiếng thở dài, tiếng rên rỉ của người già đều là những phản ứng bình thường đối lại với căng thẳng. Căng thẳng gắn liền với suy nghĩ của con người trên con đường đấu tranh, vận hành để xây dựng cuộc sống của mình.

Trước đây, các đối tượng đã giải quyết những xung đột nội tâm, giải quyết những căng thẳng trong đời mình bằng một liều ma túy. Họ nghiệm được rằng, ma túy giải phóng được căng thẳng vừa nhanh vừa thú vị. Nhưng hôm nay, nhận thức họ đã được chuyển đổi để khẳng định rõ ràng, ma túy không là một nhu cầu, vì có nhiều người không sử dụng ma túy vẫn khỏe mạnh. Rõ ràng ma túy nhất thời giúp họ giải quyết được căng thẳng những cũng chính ma túy tạo ra lắm căng thẳng sau đó.

Nhận thức được tác hại này, họ tự giải phóng bản thân mình bằng những sân chơi lành mạnh hơn, hướng thiện, tích cực hơn, nhưng cũng đòi hỏi nhiều nỗ lực, phấn đấu hơn. Đồng thời chính những nỗ lực, những phấn đấu này giúp họ tăng dần kĩ năng sống, dần dần bước từng bước giải phóng con người khỏi đam mê của nghiện ngập, khôi phục lại cho họ bản chất làm người, phẩm chất của 1 công dân có ích cho cộng đồng xã hội, và đã tạo nên cho họ một hành trang không thể thiếu cho việc “nhập cuộc” với xã hội.

1.3. Duy trì sự thành công.

Thời gian qua, nhờ công tác giáo dục từ nhiều khía cạnh khác nhau, khi trực tiếp, khi gián tiếp, đã giúp cho các đối tượng phục hồi được nhân cách của mình, nâng cao lòng tự trọng ý chí vươn lên, niềm tự tin và khả năng tự kiềm chế, tự nhận thức được giá trị của bản thân mình. Trên cơ sở đó, các đối tượng đã đi tới những đam mê mới và vươn tới ước vọng làm lành mạnh hóa lối sống của bản thân, để hòa nhập lại với gia đình, với cộng đồng xã hội.

Hiệu quả của giáo dục đã làm thay đổi từ nhân dạng đến nhân tính, giúp họ chuyển đổi nhận thức, tăng năng lực, tăng kỹ năng sống…trong họ tràn đầy niềm vui mới. Thích thú với thành quả đạt được, hãnh diện tự tin với chính bản thân mình, vì lẽ đó mà họ không ngừng rèn luyện, học tập, trau dồi kiến thức. Vì họ ý thức được rằng, học tập, rèn luyện như con thuyền nước ngược, không tiến ắt phải lùi.

Họ duy trì sự thành công này, bằng những nỗ lực tự thân, như lấp đầy thời gian trống bằng những việc làm tích cực, vui chơi giải trí lành mạnh. Họ nuôi dưỡng tư duy tích cực của mình bằng các ý tưởng đẹp, giúp họ suy ngẫm, giúp họ hướng thiện, tập luyện chuyên cần, và trung thành với các giờ cầu nguyện, với đoàn thể, hội đoàn mà họ đã tham gia. Mọi sự như thế, đơn giản và tầm thường, nhưng họ đã lớn lên từ những điều tầm thường ấy, và ngày qua ngày đã tạo nên trong họ nhiều điều kỳ diệu.

Vai trò của cộng đồng đối với việc tái hòa nhập xã hội

Cộng đồng chính là một xã hội thu nhỏ, là một cộng đồng nghĩa là không ai lại không phải ít nhiều nhờ cậy vào nhau, dù là trực tiếp hay gián tiếp.

Trong mối quan hệ ấy, mỗi người đều có nhân sinh quan riêng, nhưng luôn thống nhất thành một tổng thể cộng đồng và cần có tinh thần đồng loại. Con người vốn mang trong mình nhiều điều trăn trở yếu đuối, nhiều giới hạn của bản thân nên rất cần sự cảm thông và tha thứ không ngừng. Sống chân thành và hài hòa được với nhau, hạnh phúc được nhân đôi, cho bạn và cho tôi. Mỗi người không thể giữ chặt lấy “cái tôi” của riêng mình, nhưng để được nhận thì phải biết cách cho đi. Sự nhận và cho này được ví như dòng chảy qua lại của dòng sông, chính sự lưu chuyển này làm cho dòng sông luôn mới mẻ, luôn sạch sẽ và đậm phù sa. Ngược lại, nếu chỉ có biết nhận mà không mở lòng để cho, hay chỉ cho mà không hề được nhận lại thì khác nào dòng nước ấy cứ tồn đọng trong ao tù chật hẹp, cả hai giới hạn này đều dẫn đến sự bế tắc, dẫn đến lệch lạc trong nhân cách là tất nhiên.

2.1. Sự tiếp nhận của gia đình đối với thành viên sau cai ma túy

So với các thành phần tệ nạn khác, người nghiện ma túy trước khi sa ngã hầu hết đều có một nơi cư trú, một gia đình nhỏ bé. Nhưng quá trình nghiện ngập đã làm cho các đối tượng trở thành những kẻ lang bạt, không nhà không cửa, không dám hay không muốn về, mối quan hệ với những người chung quanh cũng từ đó mà gãy khúc. Hậu quả này, đa phần các đối tượng không thể tự thân hàn gắn được. Do đó họ rất cần đến sự giúp đỡ của cộng đồng, của gia đình. Ngay trong bước đầu đưa họ trở lai hòa nhập với cộng đồng, thì quyết định của gia đình – tiếp nhận hoặc khước từ – mang tính chất vô cùng quan trọng. Sự khước từ từ chính gia đình dễ dàng xô đẩy họ đến tình trạng hụt hẫng, tâm lý suy sụp, mất điểm tựa và sa ngã, dần tìm lại ma túy để giải quyết căng thẳng là điều khó tránh khỏi. Cho dù bản thân có đủ bản lĩnh vượt qua được thời điểm khủng hoảng tâm lý đó, thì mặc cảm về sự ruồng bỏ của gia đình sẽ luôn luôn đeo bám họ khiến quá trình hòa nhập xã hội của họ có nhiều đe dọa, có nguy cơ gặp nhiều bất trắc hơn.

Ngược lại, với sự đón nhận trong yêu thương, chân thành của gia đình dành cho họ sẽ giúp cho họ sống dậy tình người, tình yêu thương gia đình xã hội, yêu chính bản thân họ. Sự đón nhận này đã làm mờ nhạt đi mối bất hòa trong thời gian nghiện ngập của đối tượng, và chính đây là lúc vận dụng yêu thương để gieo lại vào họ những hạt giống tích cực.

2.2. Việc làm và điều kiện để hòa nhập của người sau cai ma túy

Đa số các đối tượng trước đây thường là những người vô công rỗi nghề, hoặc có chăng cũng chỉ tạm thời, cộng thêm quá trình nghiện ngập, đã làm mất đi ở họ những phẩm chất cơ bản về lao động.

Ngược lại, trong quá trình hòa nhập cộng đồng, việc làm là phương thức chủ yếu để họ có thể tổ chức cuộc sống bình thường từ chính kết quả lao động của bản thân. Đồng thời qua đó có thể thấy được quyết tâm thay đổi của đối tượng. Dĩ nhiên trong giai đoạn này, việc thu nhập cao thấp chưa trở thành vấn đề then chốt. Lao động ở đây vẫn mang màu sắc giáo dục để giúp thiện toàn bản thân, khuyến khích các đối tượng vươn tới những nấc thang tiến bộ, tự mình đấu tranh với bản thân, với hoàn cảnh, không để bị rơi xuống lần nữa. Việc làm ở giai đoạn này không mang lại cho đối tượng nghề nghiệp chuẩn, tay nghề chuyên môn cao, hay trình độ kỹ thuật tối ưu mà quan trọng là tạo điều kiện thuận lợi để họ học được ý nghĩa, giá trị của lao động, đem lại niềm vui, hạnh phúc, sự tự hào cho chính họ và cho cộng đồng. Đây cũng là một lối mở quan trọng để họ có cơ hội nhập cuộc vào đời sống xã hội.

Trong các đối tượng được nghiên cứu thì 4/5 có việc làm ổn định và có lương, số còn lại chỉ có được những việc làm mang tính thiện nguyện và việc thu nhập thì hầu như không thấy nhắc đến. Nhưng phần thưởng to lớn mà họ đã nhận được trong mỗi công việc chính là sự tin tưởng, trân trọng, hài lòng cùng cái nhìn đầy thiện chí của cộng đồng về lòng nhiệt huyết của họ.

2.3. Vị trí và mối quan hệ trong cộng đồng của người cai ma túy

Điều quan trọng mà các đối tượng vẫn thường ao ước là không trở thành người bị xa lánh, ruồng bỏ, rẻ khinh… Có thể trong thời gian đầu hòa nhập, giữa họ và cộng đồng chưa tạo cho nhau ngay được cái nhìn thiện cảm, nhưng cộng đồng với sức bao phủ chung quanh, không nên để họ đơn độc trong xã hội.

Quá trình nghiện ngập thường tạo cho các đối tượng tâm lý khép kín, tự ti trong thế giới riêng của họ. Trong bước đầu tái hòa nhập cộng đồng, gia đình, môi trường sinh hoạt lành mạnh và an toàn đủ để tác động tích cực, hỗ trợ cho cuộc sống ban đầu của họ trở nên bền vững. Đồng thời dựa trên các mối quan hệ trong cộng đồng của gia đình, bản thân họ dần dần có thể thiết lập các mối quan hệ với cộng đồng dân cư rộng hơn, góp phần vào việc ngăn ngừa tệ nạn xã hội, vun đắp bảo vệ môi trường lành mạnh xung quanh.

2.4. Chính quyền địa phương.

Các đối tượng sau cai ma túy vẫn mong muốn có được cái nhìn thân thiện trong cách đối xử của chính quyền địa phương và bà con hàng xóm. Nếu thiếu sự quan tâm, động viên, khích lệ sẽ khiến đối tượng mặc cảm cô đơn, bị bỏ rơi trong cộng đồng.

Ban ngành các cấp, chính quyền địa phương cũng cần phát huy nhiều hơn trách nhiệm của mình trong việc quản lý.

Tại địa phương, cần xây dựng được “môi trường cộng đồng trách nhiệm” để làm nên môi trường trong sạch không vướng dấu vết của ma túy. Điều này chắc chắn không hề đơn giản để thực hiện, nhưng như Bác Hồ đã nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Cần phải dựa vào sức mạnh của toàn cộng đồng, bảo đảm có được môi trường an toàn thì việc hòa nhập của các đối tượng chẳng những mang lại hiệu quả trước mắt mà còn bền hơi và dài sức trong tương lai.

Những nổ lực từ phía chính quyền các cấp đối việc cai ma túy

Những thành quả trong cai nghiện đã mang lại cho xã hội những niềm vui mới, tiếp thêm sức mạnh trong công cuộc toàn dân đẩy lùi tệ nạn ma túy. Từ những anh bộ đội dân phòng hàng ngày tuần tra khắp các hang cùng ngõ cụt, cho đến các anh quân dân biên phòng ngày đêm canh giữ tại các cửa khẩu, quyết không để cho mầm móng ma túy xâm nhập vào nước ta.

Kết luận

Nghiện ma túy là một căn bệnh mạn tính, mà tái nghiện là một đặc tính phổ biến. Chỉ cắt cơn nghiện thôi thì không thể thay đổi tình trạng sử dụng ma túy của đối tượng được. Quá trình sử dụng và tích lũy lâu dài của các chất gây nghiện đã làm tổn thương hệ thống não bộ, gây nên những rối loạn trong hành vi, nhân cách ứng xử, suy giảm khả năng xét đoán, xử lý thông tin, mất khả năng tự chủ.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc lạm dụng các chất gây nghiện như: tâm sinh lý người nghiện, hoàn cảnh cá nhân, ảnh hưởng từ gia đình và tác động của xã hội.

Cai nghiện bằng thuốc chỉ có hiệu quả nhất định và hạn chế, vì vậy cần phối hợp nhiều biện pháp điều trị khác nhau, không chỉ khư khư nhắm vào giải quyết động cơ sử dụng ma túy của đối tượng hay những vấn đề liên quan đến hành vi, nhân cách, hoàn cảnh cá nhân, gia đình và xã hội.

Tất cả các lực lượng, bao gồm bản thân người nghiện, gia đình, cộng đồng phải cùng chung tay góp sức để đưa người nghiện trở lại cuộc sống bình thường, tái hòa nhập với cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội.

 

 

Trả lời