8 điều cần biết về kiểm tra thổi nồng độ cồn chính xác nhất

Lượt xem 585 Views

8 điều cần biết về kiểm tra thổi nồng độ cồn chính xác nhất

Thổi nồng độ cồn trong máu là gì

Sau khi uống rượu bia hoặc các thức uống chứa cồn khác, cơ thể chúng ta sẽ hấp thụ nó qua ruột non, tiếp đến sẽ được hấp thụ qua máu và vận chuyển đi khắp cơ thể của chúng ra bao gồm não và hệ thống hô hấp. Vì vậy, khi chúng ta thở, cồn trong cơ thể sẽ theo hơi thở bay ra ngoài.

Như vậy, có thể hiểu thổi nồng độ cồn trong máu là việc xác định nồng độ cồn có trong máu (BAC – Blood Alcohol Concentration) thông qua việc đo lường nồng độ cồn trong không khí mà bạn thở ra.

Ngoài ra, có thể xác định nồng độ cồn thông qua mẫu máu và mẫu nước tiểu. Tuy nhiên, kiểm tra thổi nồng độ cồn trong hơi thở luôn là phương pháp áp dụng phố biến nhất cho tới nay, đặc biệt là khi tham gia giao thông, bởi:

  • Tiến hành dễ dàng và cho kết quả nhanh chóng: bạn chỉ cần thổi hơi vào máy đo nồng độ cồn thì máy sẽ cho ra kết quả ngay trong vài phút.
  • Không xâm phạm thân thể giống như việc lấy máu hay nước tiểu, mang lại tính khả thi cao.

Thông thường, trong vòng ít nhất 15 phút sau khi uống rượu bia, nồng độ cồn trong máu của bạn bắt đầu tăng lên và 02 tiếng sau khi uống, nồng độ cồn trong máu sẽ ở mức cao nhất.

 

ống thổi nồng độ cồn | Que thử ma tuý 4 chân

 

Kiểm tra thổi nồng độ cồn có chính xác không

Kết quả thổi nồng độ cồn có chính xác không? Đây là câu hỏi khiến nhiều người tham gia giao thông lo lắng. Bởi họ có thể bị phạt oan nếu kết quả cho ra là sai.

Tuy nhiên, bạn hãy yên tâm về độ chính xác của các máy đo nồng độ cồn trong hơi thở hiện nay. Chúng hoàn toàn có thể cho ra kết quả chuẩn xác trong thời gian ngắn dựa trên các phản ứng hóa học và vật lý của hơi thở.

Hiện nay, có 03 phương pháp kiểm tra thổi nồng độ cồn trong hơi thở sau đây:

  • Dựa trên các phản ứng hóa học liên quan đến cồn, khi thổi vào máy đo nồng độ cồn thì với tỷ lệ cồn trong hơi thở khác nhau sẽ cho ra màu sắc trên máy đo khác nhau.
  • Dựa trên kỹ thuật tia hồng ngoại để đo lường quang phổ của hơi thở, cho ra các màu sắc khác nhau tùy thuộc vào nồng độ cồn trong hơi thở.
  • Dựa trên nguyên lý hoạt động của tế bào pin nhiên liệu, máy sẽ cho ra kết quả nhờ vào các phản ứng hóa học giải phóng electron, proton hay axit axetic từ hơi thở mà hệ thống senso phát hiện được.

Tại sao cần kiểm tra nồng độ cồn trong máu

Người sử dụng các đồ uống chứa cồn phải kiểm tra nồng độ cồn trong máu bởi một trong hai lý do chính sau:

Về mặt pháp luật

Những ảnh hưởng rượu bia đến hệ thần kinh của con người có thể kể đến như:

  • Khiến cho cơ chế phản xạ của cơ thể trở nên chậm chạp trước các tác động bên ngoài. Ví dụ: khi thấy một chú chó bất ngờ chạy qua đường, não sẽ cần khoảng thời gian lâu hơn để điều khiển chân đạp phanh. Vì thế dễ gây ra tai nạn giao thông.
  • Giảm khả năng phối hợp giữa các bộ phận như tay, chân và mắt. Điển hình cho điều này là việc người say thường không thể giữ thăng bằng hoặc lái xe loạng choạng.
  • Mất sự tập trung: điều này rất nguy hiểm đặc biệt là khi tham gia giao thông bởi chúng ta cần có sự tập trung cần thiết để có thể tránh các phương tiện giao thông khác hay chấp hành đúng tín hiệu đèn giao thông.
  • Giảm thiểu khả năng phán đoán của não bộ, khiến não trở nên khó khăn khi đưa ra quyết định để xử lý tình huống.
  • Mất khả năng làm chủ hành vi, đây là nguyên nhân gây ra các vụ án giết người khi say đầy thương tâm.

Do đó, pháp luật về giao thông đường bộ quy định mức nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông, nếu vượt quá sẽ bị xử phạt. Vì vậy, cảnh sát giao thông cần kiểm tra thổi nồng độ cồn để xác định liệu rằng bạn có vi phạm Luật giao thông đường bộ hay không.

Thêm nữa, việc kiểm tra nồng độ cồn cũng cần thiết khi có tai nạn lao động xảy ra. Bởi pháp luật quy định tai nạn lao động do lỗi của người lao động vì đã sử dụng rượu bia thì sẽ không được bồi thường. 

Về mặt y tế

Trường hợp bệnh viện tiếp nhận các bệnh nhân có dấu hiệu của ngộ độc rượu bia hoặc bất tỉnh nghi ngờ do say rượu, lúc này cần phải kiểm tra nồng độ cồn cho bệnh nhân ngay để biết nguyên nhân gây ra tình trạng này có phải do rượu bia hay không. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra các chẩn đoán, cách điều trị chính xác.

Kiểm tra nồng độ cồn trong những trường hợp nào

Như đã đề cập bên trên, việc kiểm tra thổi nồng độ cồn là hết sức cần thiết. Vậy cụ thể, cần tiến hành kiểm tra nồng độ cồn trong những trường hợp nào?

Một số trường hợp phải kiểm tra nồng độ bao gồm:

  • Bị cán bộ Công an yêu cầu kiểm tra khi người tham gia giao thông gây tai nạn giao thông hoặc bị tai nạn giao thông hoặc có liên quan đến vụ án tai nạn giao thông.
  • Cán bộ Công an nghi ngờ người tham gia giao thông có dấu hiệu sử dụng đồ uống có cồn.
  • Có dấu hiệu dùng chất chứa cồn khi đang trong chương trình điều trị nhằm mục đích cấm sử dụng rượu bia.
  • Người lao động gặp tai nạn lao động do say rượu.
  • Bệnh nhân bị ngộ độc hoặc có dấu hiệu bị ngộ độc rượu bia khi được đưa đến bệnh viện.

Ngoài những trường hợp bắt buộc bên trên thì bạn vẫn có thể tự mình kiểm tra nồng độ cồn trong một số trường hợp cần thiết bằng que thử nồng độ cồn.

Ví dụ: Sau khi sử dụng đồ uống có cồn và bạn cần lái xe nhưng lại lo lắng nồng độ cồn trong máu của mình vượt quá mức cho phép. Lúc này, bạn có thể tự kiểm tra thổi nồng độ cồn để chắc chắn mình tham gia giao thông đúng luật và an toàn.

Cách thổi nồng độ cồn không lên

Mọi người vẫn thường rỉ tai nhau về các cách thổi nồng độ cồn không lên để qua mắt cảnh sát giao thông nếu phải tham gia giao thông sau khi đã uống rượu bia. Vậy các mẹo thổi nồng độ cồn không lên có thật sự hiệu quả? Hãy đọc thông tin dưới đây để có câu trả lời.

Mẹo thổi nồng độ cồn không lên

Dưới đây là một số mẹo đơn giản để thổi nồng độ cồn không lên thường được mọi người áp dụng và tính hiệu quả của chúng:

  • Đánh răng hoặc ngậm nước súc miệng: việc làm này chỉ giúp loại bỏ mùi rượu bia hoặc giảm thiểu một phần nồng độ cồn có trong khoang miệng, tức là không thể thay đổi nồng độ cồn trong hơi thở đẩy lên từ phổi.
  • Dùng xịt thơm miệng hoặc nhai kẹo cao su: tương tự như trên, đây chỉ là cách dùng để che đậy mùi của rượu bia chứ không giúp loại bỏ được lượng cồn có trong hơi thở.

  • Hút thuốc lá: đây là cách hoàn toàn sai lầm bởi có thể khiến nồng độ cồn trong hơi thở tăng lên bởi khí acetaldehyde có trong khói thuốc lá.
  • Ngậm đồng xu: nhiều tài xế truyền tai nhau về mẹo này bởi họ cho rằng bạc có thể loại bỏ lượng cồn trong hơi thở. Tuy nhiên, lượng cồn trong phổi không thể biến mất khi sử dụng cách này.
  • Nín thở, thở thật hoặc vận động mạnh trước khi kiểm tra thổi nồng độ cồn: đây là phương pháp có thể giảm được khoảng 10% lượng cồn trong hơi thở. Tuy nhiên, cách này sẽ khiến bạn thiếu oxy dẫn đến chóng mặt và không đủ hơi để thổi vào máy đo. Điều này sẽ khiến bạn càng bị cảnh sát giao thông nghi ngờ hơn.
  • Không thổi, thổi nhẹ hoặc hít ngược hơi vào phổi: đáng tiếc là điều này cũng không giúp ích được gì bởi máy đo có thể phát hiện được chuyển động của luồng khí đi qua và máy sẽ không cho ra kết quả nếu không có đủ luồng hơi thở.
  • Uống mắm tôm: cách này chỉ giúp loại bỏ được mùi của rượu bia nhưng hoàn toàn không có tác dụng làm giảm lượng cồn trong hơi thở. Và hơn hết, việc uống mắm tôm có thể gây ra các chứng rối loạn tiêu hóa hoặc tiêu chạy rất nguy hiểm.
  • Ăn kẹo có vị chua: dù kẹo chua làm kích thích tiết nước bọt, giúp rửa trôi vi khuẩn hoặc mùi hôi. Tuy nhiên, cách này vẫn không thể làm loại bỏ hết cồn có trong phổi.

Vì thế, cách tốt nhất để tránh bị phạt khi kiểm tra thổi nồng độ cồn và an toàn cho bạn sau khi đã uống rượu bia, đó là:

  • Không lái xe khi đã sử dụng đồ uống có cồn;
  • Nếu bắt buộc phải tham gia giao thông, thì bạn nên nhờ người khác chở hoặc bắt taxi, xe ôm hoặc xe buýt.

ăn gì để tránh thổi kiểm tra nồng độ cồn

Khi tham gia giao thông, bạn cần đặc biệt lưu ý có một số loại đồ ăn, thức uống mà nhìn có vẻ không chứa cồn nhưng lại có thể sản sinh ra cồn sau khi nạp vào cơ thể. Vậy ăn gì để tránh thổi nồng độ cồn và bị phạt oan?

Ăn vải thổi kiểm tra nồng độ cồn

Hàm lượng đường cao trong vải là nguyên nhân chính dẫn đến việc sản sinh ra cồn. Bởi lượng đường này sau khi ăn sẽ bám vào khoang miệng và xảy ra hiện tượng “hóa đường thành rượu”. Do đường của hoa quả khi ở trong môi trường không khí bên ngoài trong thời gian dài sẽ bị lên men, tạo ra cồn (tương tự như nho bị lên men trở thành rượu nho).

Hơn nữa, khi kiểm tra thổi nồng độ cồn, máy đo chỉ có thể phát hiện lượng cồn trong hơi thở dễ dàng nhưng lại không thể xác định được liệu rằng lượng cồn này là do uống rượu bia hay không. Vì vậy, ăn vải thổi nồng độ cồn sẽ cho ra kết quả dương tính (tức là hơi thở có chứa cồn).

Ngoài vải, một số loại hoa quả khác cũng xảy ra hiện tượng “hóa đường thành rượu” như: nho, chuối, táo, sầu riêng, xoài,… Đặc điểm chung để nhận biết những loại hoa quả này là:

  • Có hàm lượng đường cao khi chín;
  • Khi để lâu ngoài không khí sẽ bay mùi cồn, rồi sau đó chuyển hóa thành axit nên sẽ có mùi chua.
kiểm tra thổi nồng độ cồn
kiểm tra thổi nồng độ cồn

Uống bò húc thổi nồng độ cồn

Tương tự như những loại hoa quả trên, uống bò húc thổi nồng độ cồn sẽ cho ra tình trạng dương tính giả. Tuy nhiên, nhiều tài xế vẫn thường xuyên sử dụng bò húc khi lái xe bởi nó có thể giúp tăng cường sức khỏe, sự tỉnh táo và tập trung trong một khoảng thời gian; đặc biệt là đối với các tài xế lái xe vào ban đêm.

Theo một số nghiên cứu ở Mỹ cho rằng hơn 40% loại nước tăng lực cho kết quả dương tính với nồng độ cồn và khoảng gần 90% trong số này có nồng độ cồn dao động từ 5-230 mg/dL.

Vì vậy, nếu bạn uống nhiều bò húc sẽ khiến cho hơi thở có chứa cồn và có thể khiến bạn bị phạt oan. Ngoài ra, một số loại siro ho cũng sản sinh ra lượng cồn trong hơi thở giống như nước tăng lực. Bạn cần lưu ý tránh các loại đồ uống này khi tham gia giao thông.

Những quy định kiểm tra thổi nồng độ cồn

Nhận thấy được tính chất nguy hiểm của việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Vì vậy, pháp luật Việt Nam đã có những quy định thổi nồng độ cồn như sau:

Những trường hợp kiểm tra thổi nồng độ cồn trong máu khi tham gia giao thông đường bộ:

  • Người lái xe gây tai nạn giao thông hoặc bị tai nạn giao thông và được cán bộ Công an yêu cầu kiểm tra thổi nồng độ cồn. Cán bộ Công an này phải là người đang điều tra và giải quyết vụ tai nạn.
  • Người lái xe có liên quan đến vụ tai nạn giao thông và được cán bộ Công an (người mà đang điều tra vụ tai nạn) yêu cầu kiểm tra.
  • Người lá xe có dấu hiệu sử dụng chất có cồn được cán bộ Công an tuần tra yêu cầu thổi nồng độ cồn.
  • Người lái xe bị tai nạn giao thông được đưa tới bệnh viện và phải được bác sĩ ở đó chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn.

(Dựa trên quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BYT-BCA của Bộ Y tế và Bộ Công an)

Hy vọng những quy định bên trên đã giải đáp được câu hỏi mà nhiều người gặp phải là “Tại sao lại bị công an thổi nồng độ cồn?”

Nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông:

kiểm tra thổi nồng độ cồn
kiểm tra thổi nồng độ cồn

Căn cứ trên các quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, bạn không được phép lái xe khi nồng độ cồn trong máu lớn hơn 0.

Điều này có nghĩa là khi đã sử dụng chất có cồn, bạn sẽ không được phép lái xe, kể cả khi bạn chỉ uống một chút ít. Chỉ cần phát hiện trong máu hoặc hơi thở có chứa cồn là đã có cơ sở để xử phạt hành chính.

Điều này khác với pháp luật ở một số quốc gia cho phép người lái xe mà trong máu hoặc hơi thở có chứa cồn nhưng miễn là không vượt quá mức giới hạn nồng độ cồn cho phép, ví dụ:

  • Trung Quốc: nồng độ cồn không được vượt quá 0,02%
  • Anh: nồng độ cồn không được vượt quá 0,08%

Qua đó, có thể thấy Việt Nam rất cứng rắn và không khoan nhượng đối với các hành vi lái xe khi đã uống rượu bia.

Quy trình kiểm tra thổi nồng độ cồn của cảnh sát giao thông

Hiện nay, vấn đề dịch bệnh Covid-19 khiến mọi người lo lắng liệu rằng việc thổi nồng độ cồn có làm lây lan dịch bệnh cho mình hay không? Sau mỗi lần thổi nồng độ cồn có thay ống hay không?

Bạn không cần phải quá lo lắng, bởi quy trình kiểm tra thổi nồng độ cồn của CSGT (cảnh sát giao thông) được tiến hành theo hướng dẫn thổi nồng độ cồn của Bộ Y tế như sau:

  • Đảm bảo vệ sinh tiệt trùng cho máy đo nồng độ cồn.
  • Các ống thổi nồng độ cồn chỉ được sử dụng 1 lần/1 người.
  • Sau khi kiểm tra thổi nồng độ cồn, các ống thổi được CSGT thu gom và xử lý an toàn theo quy định của Bộ Y tế.

Như vậy, quy trình thổi nồng độ cồn hoàn toàn đảm bảo an toàn vệ sinh và tuân thủ các quy định về phòng chống lây lan dịch bệnh Covid-19.

Có thể từ chối yêu cầu kiểm tra thổi nồng độ cồn không

kiểm tra thổi nồng độ cồn
kiểm tra thổi nồng độ cồn

Đây là các thắc mắc chung của nhiều người tham gia giao thông chưa nắm rõ các quy định pháp luật, đó là: Liệu rằng bạn có thể từ chối yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn?

Câu trả lời là nếu bạn thuộc các trường hợp phải bị kiểm tra thổi nồng độ cồn đã được nêu ở phần trên thì bạn không được phép từ chối kiểm tra nồng độ cồn.

Căn cứ vào khoản 10 Điều 5  Nghị định số 100/2019.NĐ-CP quy định về hành vi chống đối, không chấp hành yêu cầu kiểm tra thổi nồng độ cồn của Cảnh sát giao thông sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 như hiện tại, bạn vẫn có thể từ chối yêu cầu kiểm tra thổi nồng độ cồn khi ổng thổi không nằm trong túi nilon tiệt trùng và được quyền yêu cầu thay ống mới.

Hy vọng bài viết bên trên đã giúp bạn hiểu được kiểm tra nồng độ cồn trong máu là gì. Nếu bạn có nhu cầu mua que thử nồng độ cồn, hãy liên hệ ngay cho Kim Hưng qua Hotline: 0963.889.249 để được hỗ trợ tư vấn. Công ty Kim Hưng luôn tự hào là đơn vị uy tín chuyên cung cấp các trang thiết bị và vật tư chất lượng cho ngành An ninh và Y tế.